01/02/2017 03:00:00 PM
Người tài đất Việt

Khương Công Phụ người xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được vua Đường phong chức Hiệu thư lang, thăng dần đến chức Gián nghị đại phu, rồi Tể tướng. Đây quả là trường hợp ''có một không hai" trong lịch sử Việt Nam, một người Việt lại cầm đầu bộ máy cai trị của cả đất nước Trung Hoa thiên tử!  Tể tướng Khương Công Phụ không những là người có tài năng văn chương, mà ông còn mang phẩm chất, tư cách của một ''kẻ sĩ". Ông vốn tính cương trực, thẳng thắn, không sợ kẻ cường quyền.

Thời còn Bắc thuộc, nước ta bị nhà Đường bên Trung Quốc đô hộ. Bọn thống trị đóng lị sở cai trị của chúng ở vùng núi Quân Yên (nay thuộc xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) gồm cả vùng Ngã Ba Bông, chỗ hợp lưu của sông Mã và sông Chu bây giờ. Nơi đây, người Tàu mở các cửa hàng, trên bến dưới thuyền, buôn bán hết sức tấp nập.

Cách không xa, chếch về phía nam, nơi con sông Cầu Chày chảy qua là hương Sơn Ôi, thuộc phường Cổ Hiểm, nay là thôn Cẩm Cầu, xã Định Thành, huyện Yên Định. Vùng đất này thủa đó có gia đình họ Khương đến lập nghiệp đã mấy đời. Sau khi mất, ông Khương Thần Dực để lại người con trai nối dõi là Khương Công Đĩnh. Tuy tuổi đã ngoài 30, ông Đĩnh vẫn chưa có vợ, nhà lại nghèo, chỉ sống bằng nghề đơm bắt tôm, cá nơi sông Cầu Chày, hoặc làm thuê cho các chú khách (người Tàu). Họ Khương mấy đời đều hiền lành, phúc hậu, ăn ở tình nghĩa, cốt để phúc cho đời sau.

Chuyện dân gian kể rằng, vào một ngày có người Tàu làm thầy địa lí, nghe đồn Ái Châu có nhiều địa linh (đất thiêng), liền tới vùng này để tìm huyệt đất quý. Thấy cạnh hương Sơn Ôi có hai ngọn núi đá vôi nhô lên như hai ngọn bút chọc thẳng lên trời, người thầy Tàu này mừng lắm.

Vì theo thuyết phong thổ, đây chính là "song phương tướng chỉ" báo hiệu huyệt đất sẽ sinh ra quý nhân học giỏi, đỗ cao. Người khách liền mở cửa hàng bán thuốc Bắc ở đây, tìm cưới một cô gái người Việt làm vợ, rồi lân la dò hỏi, biết nhà họ Khương tốt phúc, bèn mướn Khương Công Đĩnh vào giúp việc.

Sau một thời gian, đang làm ăn phát đạt, đột nhiên người thầy Tàu trở về nước, giao cửa hàng lại cho cô vợ trẻ cai quản. Ông ta dặn lại rằng, nếu sau ba năm không thấy trở lại, thì người vợ tự định đoạt lấy, không cần chờ đợi.

Thế rồi, ba năm đã trôi qua mà người thầy Tàu vẫn biệt vô âm tín. Cô vợ trẻ nghĩ chồng đã chết, hoặc vì lẽ gì đó đã ở hẳn Tàu, nên theo lời dặn trước, cô lập bàn thờ thắp hương cho chồng rồi "đi bước nữa''. Thấy kẻ giúp việc họ Khương tốt người; tốt nết cô bèn tính chuyện trăm năm với anh này. Hai người ăn ở với nhau sinh hạ được hai mụn con trai rất kháu khỉnh. Họ đặt tên cho con trai đầu là Khương Công Phụ, còn cậu em là Khương Công Bật.

Một hôm, gia đình ông Đĩnh đang quây quần bên mâm cơm, thì ông thầy Tàu bỗng xuất hiện. Hai vợ chồng lúng túng, chưa biết nên ăn nói sao đây. Song thầy Tàu lại tỏ ra xuề xoà, thông cảm. Ông ta cho quà, bồng bế, đùa nghịch với hai đứa trẻ suốt ngày. Chờ mấy hôm sau, gặp dịp ông thầy Tàu mới ngỏ ý:

- Hai người đã xử sự theo đúng lời dặn trước, ta rất hài lòng, không có gì trách cứ cả! Song nay ta đã già yếu, ở bên quê không còn ai nương tựa, nên muốn đem một đứa về nuôi cho cuối đời đỡ cô quạnh. Sau này, khi bọn trẻ khôn lớn, chúng sẽ tìm gặp lại nhau, không phải anh em cách biệt mãi đâu mà sợ! Còn nhà cửa, vốn liếng tất tật cho cả hai người...

Ông thầy Tàu lại nói tiếp:

- Vả chăng vùng Ái Châu đây cũng là đất chung của Thiên tử, tuy xa mà lại gần, tuy cách mặt mà lại gần tiếng, chẳng có gì mà các người phải đắn đo, lo lắng.

Vợ chồng ông Đĩnh nghĩ chuyện mất đứa con rất xót xa, nhưng suy nghĩ kĩ họ thấy không có lí gì để từ chối. Đối với ông Đĩnh, ông thầy Tầu vừa là ân nhân, lại vừa là chồng trước của vợ mình, ông ta chỉ đòi hỏi có thế, kể ra cũng phải lẽ...

Ở chơi thêm ít ngày nữa cho quen con trẻ, rồi ông thầy Tàu chọn đứa em còn nhỏ tuổi, dễ dỗ dành, mang về nước làm con nuôi.

Câu chuyện trên đây được dư luận trong hương, phường bàn tán. Người cho rằng, gã thầy Tàu bất lực không sinh đẻ được, nên phải xin con nuôi về giữ của. Kẻ lại bảo, ông ta được thần mách bảo đứa con ông Đĩnh về sau đỗ đạt thành tài, nên bắt về làm con nuôi để hưởng lộc... Tình tiết câu chuyện vừa kể, chỉ là chắp nhặt những điều truyền miệng, mang tính chất giai thoại của người dân địa phương để giải thích một sự kiện xảy ra trên mảnh đất Định Thành này từ hơn 12 thế kỉ về trước. Còn sai đúng ra sao đến nay khó tìm được đủ tư liệu để xác minh.

(Sưu tầm)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác
  • Mơ bến Đào nguyên (25/05/2018)
  • Cần thêm nhiều ý tưởng “nuôi” sáng tác văn học (26/07/2017)
  • "Thời xa vắng" - Hành trình từ văn học đến điện ảnh (19/07/2017)
  • Say men rượu men tình (28/06/2017)
  • Viết để trả nợ cho đồng đội, quê hương (21/06/2017)
  • Nghệ thuật ngâm thơ: Gần gũi tâm hồn người Việt (07/06/2017)
  • Chữ viết tay của nhà văn - hình bóng thời đại đã mất? (31/05/2017)
  • Tấm bia và bài thơ của liệt sĩ Hoàng Lộc (24/05/2017)
  • Xuân Diệu thăm nhà Phạm Hổ (10/05/2017)
  • Tên thật và bút danh (26/04/2017)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang