20/11/2019 08:00:00 AM
Ngàn lần tri ân những người chèo đò vĩ đại

Dẫu hàng ngày vẫn hai tiếng “thầy cô” thiêng liêng vang lên, nhưng sao cứ đến tháng 11 nó vẫn làm lòng mỗi người xốn xang, chộn rộn. Ngay cả với những sinh viên, du học sinh đang học tập ở xa nửa vòng trái đất.

Những ngày này ở thành phố Bundapest, đất nước Hungary dù không có cái không khí nhộn nhịp như ở Việt Nam quê nhà, nhưng với những sinh viên, du học sinh đang học tập nơi đây vẫn trào dâng những cảm xúc về mái trường thân yêu, nơi có những người đang ngày đêm lặng lẽ hết lòng, dốc sức chèo lái con thuyền tri thức.

Thế mới biết cái nghề dạy học và đạo lý thầy - trò với truyền thống tôn sư trọng đạo được người Việt Nam ta ủ giữ thật đáng quý trọng biết bao, nó ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tình cảm ấy như một khoảng trời trong xanh mà dẫu giông tố cũng không thể làm nhạt phai, nó như một mạch nguồn chảy mãi, chảy mãi, nuôi dưỡng tâm hồn con dân đất Việt.

Tháng năm qua đi và nhất là học tập nơi xa tôi càng hiểu sâu sắc vai trò của người những người thầy mà ai đó đã nói ra rằng: Con người không phải là chiếc bình nước cần được đổ đầy mà là ngọn đèn cần được thắp sáng. Chính thầy cô giáo là những người lặng lẽ thu nhặt những mảnh vỡ cuộc đời, thắp lên ánh sáng hy vọng ấm áp.

Đó là cả một quá trình của sự nghiệp cao quý “trồng người”. Chặng đường khơi dậy những tâm hồn và truyền vào đó ánh sáng của tri thức thật lắm gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi vinh quang.

Tĩnh lòng mình nơi xứ người tôi vẫn như lắng nghe được những hơi thở lặng lẽ, bình dị trong cuộc sống của các thầy cô dẫu chưa một lần biết đến tên đang âm thầm công việc giống như nốt nhạc trầm hòa tấu vào bản nhạc của cuộc sống.

Đó là những thầy giáo đến với vùng cao, họ đã đi để lại quê hương, gia đình, mang theo một ước mơ, một khát vọng cháy bỏng đem kiến thức hiểu biết đến nơi núi rừng hẻo lánh xa xôi, đến với những đứa trẻ ngày ngày chỉ quen với núi đồi nương rẫy. Đó là những cô giáo đã vượt qua hàng chục cây số đường rừng để đến vận động học sinh đến trường. Đó là những cô giáo đã dùng những đồng lương ít ỏi của mình để mua áo ấm cho học trò bớt lạnh. …

Và biết bao tấm lòng cao thượng, tâm hồn trong sáng, cốt cách thanh cao, khí phách của thầy cô không bao giờ chuyển lay, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng không chỉ làm lay động tức tỉnh con người, mà nổi lên là những tấm gương sáng ngời của những con người bình dị … giống như những câu chuyện huyền thoại đang viết lên trang cổ tích giữa đời thường.

Thế nên dẫu có viết cả ngàn trang, có nói cả cuộc đời cũng không kể hết sự đóng góp to lớn của các thầy cô! Nhân ngày 20 tháng 11, xin gửi lời tri ân tới các thầy cô “người lái đò”- “người ươm mầm” ngàn lời kính yêu nhất!

Theo Nguyễn Tuấn Anh/Dân trí

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Tháng 11 - tháng của những yêu thương (08/11/2019)
  • Hoa Tam giác mạch (30/10/2019)
  • Thao thiết dã quỳ... (23/10/2019)
  • Bữa cơm gạo mới (16/10/2019)
  • Cảm xúc tháng 10 (08/10/2019)
  • Thương một tháng Chín hao gầy (25/09/2019)
  • Tháng 9 đong đầy nỗi nhớ (20/09/2019)
  • Mùa tựu trường (04/09/2019)
  • Bâng khuâng mùa Thu (31/08/2019)
  • Tháng tám mùa Thu! (23/08/2019)
Các tin khác
  • Lắng nghe mùa Xuân về (04/03/2024)
  • Nhớ sương (26/02/2024)
  • Tâm tình tháng Hai (19/02/2024)
  • Mùa ngóng Tết thần tiên (12/02/2024)
  • Tết là để về nhà, Tết là để đoàn viên (05/02/2024)
  • Mùa Xuân đã đến bên em… (15/01/2024)
  • Tản mạn mưa Xuân (08/01/2024)
  • Tản mạn đầu năm (01/01/2024)
  • Ngô nếp nướng ngày Đông (11/12/2023)
  • Tháng Mười Hai (04/12/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang