13/02/2019 03:48:00 PM
Chiếc bánh chưng nhỏ, buộc lạt đỏ

Chiếc bánh chưng ngày Tết được bày trên ban thờ biểu đạt cho lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó là “ngọc thực” nuôi sống con người, là nét đẹp lâu đời, truyền thống trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam...

Tranh minh họa của Ngọc Hiếu. 

Không nhớ bao nhiêu cái Tết đã đi qua trong đời, từ khi tôi biết thế nào là Tết. Tết là ngày rất đỗi thiêng liêng, là ngày đoàn tụ đối với mỗi gia đình người Việt. Dù đi xa hay gần, cứ khi Tết đến Xuân về, người người đều hướng về gia đình với những tình cảm thiêng liêng nhất. Và nếu có điều kiện thì bằng mọi cách, họ đều trở về với gia đình trước bữa cơm tất niên, tận hưởng vị thơm thơm của hương bánh chưng.

Chiếc bánh chưng ngày Tết được bày trên ban thờ biểu đạt cho lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó là “ngọc thực” nuôi sống con người, là nét đẹp lâu đời, truyền thống trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Còn nhớ, khi những cơn gió bấc đầu tiên báo hiệu mùa Đông đến, là lúc bố mẹ tôi lôi hết tem phiếu ra để kiểm tra xem tiêu chuẩn thịt lợn còn được bao nhiêu, rồi cất kỹ những cái phiếu đó để gần Tết ra mua về gói bánh chưng. Rồi gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, đặc biệt nhất là năm nào cũng vậy, khi đi chợ Tết, ngoài mua thực phẩm và đồ dùng, mẹ tôi không bao giờ quên mua túm lạt mỏng nhuộm màu hoa đào.

Từ sáng sớm 29 Tết, cả gia đình từ sáng sớm, ai vào việc nấy. Người vo gạo, đãi đỗ, người rửa lá dong, thái ướp thịt để đến trưa gói bánh, chiều luộc bánh. Những chiếc bánh chưng vuông vắn, bọc trong lớp lá dong mướt xanh với lạt buộc trắng ngà dần xuất hiện từ đôi tay khéo léo của ông nội tôi như có phép lạ. Như mọi năm, đến cuối cùng 4 chiếc bánh nhỏ, được ông nội buộc bằng lạt đỏ dành riêng cho tôi. Rồi những chiếc bánh đó được bố tôi cẩn thận, lần lượt xếp vào thùng phuy để đưa lên bếp củi luộc. Nồi luộc khi ấy là cái thùng phuy đựng gạo mậu dịch hàng ngày, giờ Tết đến mới đem ra để luộc bánh chưng. Còn củi là những thanh gỗ to, được bố tôi thỉnh thoảng chở về sau chiếc xe đạp cũ. Khi nồi bánh bắt đầu sôi, cũng là lúc xong bữa tối, cả gia đình ngồi xung quanh sum vầy trò chuyện, đôi khi có cả những người hàng xóm cùng khu phố cùng quây quần kể về một năm đã qua. Lũ chúng tôi loanh quanh đùa nghịch với mấy đứa trẻ hàng xóm, rồi hỏi nhau xem Tết này có được bố mẹ mua cho quần áo mới không, đặc biệt là khoe nhau những bánh pháo to và dài! Đùa nghịch chán chê một hồi, thấm mệt, lũ trẻ chúng tôi bao giờ cũng đi ngủ trước, và trong giấc mơ luôn chập chờn hình ảnh chiếc bánh chưng nhỏ.

Sáng 30 thức giấc, thời khắc sung sướng nhất của tôi là được thấy những chiếc bánh chưng nhỏ buộc bằng lạt đỏ của mình đang treo nghi ngút khói. Không cần biết, vừa bóc bánh vừa thổi, chiếc bánh xanh mướt, mịn màng và thơm phức dần hiện ra. Ăn miếng bánh chưng của mình mà cứ như ăn vụng, ngon lành và lâng lâng sung sướng. Mùi vị những chiếc bánh đó tới tận giờ vẫn phảng phất trong tôi.

Giờ đây, giao thừa đến, là khi mẹ tôi thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên cùng với những chiếc bánh chưng mua ngoài chợ, thì một cảm giác mơ hồ tiếc nuối đến khó tả. Hình ảnh những chiếc bánh chưng nhỏ buộc lạt đỏ bồi hồi lại dần hiện lên rõ nét khiến lòng tôi xao xuyến.

Tiếc vì tôi đã qua cái tuổi để run rẩy trên tay chiếc bánh chưng nhỏ buộc lạt đỏ. Buồn vì mẹ không còn đủ sức khỏe loay xoay, lúi húi với nồi bánh chưng rồi chỉ để nhìn cháu con hít hà mà không dám ăn.

Thời gian là vậy, đong đầy kỉ niệm.

Việt Thắng (baovanhoa&doisong)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Trở về gói ghém yêu thương (12/02/2019)
  • Món mứt nhà nghèo (28/01/2019)
  • Cảm ơn dã quỳ! (25/01/2019)
  • Bâng khuâng chạy theo mùa gió (22/01/2019)
  • Tháng Chạp lấp lánh yêu thương... (15/01/2019)
  • Hoa ở lưng trời (15/01/2019)
  • Ngôi nhà ký ức (11/01/2019)
  • Còn thương điên điển, cá linh thì về… (08/01/2019)
  • Tự khúc ngày đông... (04/01/2019)
  • Tháng chạp và những tờ lịch... (02/01/2019)
Các tin khác
  • Lắng nghe mùa Xuân về (04/03/2024)
  • Nhớ sương (26/02/2024)
  • Tâm tình tháng Hai (19/02/2024)
  • Mùa ngóng Tết thần tiên (12/02/2024)
  • Tết là để về nhà, Tết là để đoàn viên (05/02/2024)
  • Mùa Xuân đã đến bên em… (15/01/2024)
  • Tản mạn mưa Xuân (08/01/2024)
  • Tản mạn đầu năm (01/01/2024)
  • Ngô nếp nướng ngày Đông (11/12/2023)
  • Tháng Mười Hai (04/12/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang