05/10/2016 04:00:00 PM
Bật mí về tác giả Thoong B.C

Gần 40 năm trước, trên tờ Văn nghệ quân đội xuất hiện liên tục các bút ký “Bun Chămpa”, “Giữa cánh đồng Chum”, “Theo bước tiểu đoàn 2” và được Hội nghị bạn đọc đánh giá là những tác phẩm hay nhất được in trong năm 1960. Sau đó ít tháng, tờ Trung lập - một tờ báo khổ lớn của cộng đồng người Việt xuất bản ở Phnompenh (thủ đô Campuchia) - in lại toàn bộ 3 bài ký nói trên với lời tòa soạn giới thiệu về tác giả: “Thoong B.C là một sinh viên Lào đang học ở Hà Nội”.

20 năm sau (1980) trong cuốn Tiểu đoàn 2 Phthét Lào, nhà văn Lào Xu-van-thon Buphanuvông phỏng đoán “Thoong B.C hồi đó có lẽ là một chiến sĩ liên lạc của tiểu đoàn”… Và 37 năm sau (1996), một bạn đọc còn có thư về Tạp chí Văn nghệ quân đội hỏi: “Thoong B.C, ông là ai?”. Câu hỏi thật không dễ trả lời đối với những biên tập viên trẻ của tòa soạn, thậm chí ngay cả các cựu chiến binh quân tình nguyện Việt Nam từng tham chiến ở Lào những năm chiến tranh trước câu hỏi ấy cũng phải lắc đầu “không rõ”. Mãi đến những ngày kỷ niệm 40 năm Tạp chí Văn nghệ quân đội và 50 năm Nhà xuất bản Quân đội vừa rồi thì bí mật về Thoong B.C mới được bật mí.

Chả là mùa thu năm 1959, nhà văn Víchto Pêtơ rôvích (biệt danh của nhà văn Văn Phác – nguyên Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội, từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa) bí mật trao nhiệm vụ cho một nhà văn đi thực tế ở chiến trường Lào để viết về sự kiện “Tiểu đoàn 2 Phthét Lào vừa vượt vòng vây ở Cánh đồng Chum ra được vùng giải phóng”. Nhà văn đó là ai, theo đường nào không ai rõ. Một năm sau thì thấy xuất hiện chùm bút ký Bun Chămpha, Giữa cánh đồng Chum... trên báo với tên tác giả là Thoong B C. Thoong B.C, ông là ai? Ông chính là nhà văn Ngọc Tự, con người của “nhà số 4”, nguyên Trung tá biên tập viên sách văn nghệ của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Ông vốn là một chiến sĩ của Sư đoàn 316 từng chiến đấu ở chiến trường Lào từ những năm kháng chiến chống Pháp. Với bút danh Hoàng Điệp, ông từng đoạt giải nhất tại các cuộc thi truyện ngắn do Báo Vệ Quốc quân tổ chức những năm 1958, 1959 với các tác phẩm như Vết xe lăn trên tường, Quán nước bên đường. Nhà văn Ngọc Tự - nhà văn Thoong B.C- là người Hà thành chính hiệu, nay đã vượt tuổi “cổ lai hy” và vẫn đang sống khỏe, sống vui ở Hà Nội.

Ngô Vĩnh Bình (vanvn.net)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Bắc Cạn, Đại Từ... rồi hẵng Võ Nhai (28/09/2016)
  • Bác Hồ sửa thơ Tố Hữu (21/09/2016)
  • Cách làm việc kỳ lạ... (07/09/2016)
  • "Vợ nhặt" thật thà (24/08/2016)
  • Thầy giáo Chế Lan Viên (17/08/2016)
  • Viết theo "đặt hàng" mà nổi tiếng (10/08/2016)
  • Thơ "phá sản" (03/08/2016)
  • Bài thơ 15 năm nhầm tên tác giả (27/07/2016)
  • Truyện thơ 600 câu viết trong một đêm (20/07/2016)
  • Cao hổ cốt, vũ ba lê (13/07/2016)
Các tin khác
  • Mơ bến Đào nguyên (25/05/2018)
  • Cần thêm nhiều ý tưởng “nuôi” sáng tác văn học (26/07/2017)
  • "Thời xa vắng" - Hành trình từ văn học đến điện ảnh (19/07/2017)
  • Say men rượu men tình (28/06/2017)
  • Viết để trả nợ cho đồng đội, quê hương (21/06/2017)
  • Nghệ thuật ngâm thơ: Gần gũi tâm hồn người Việt (07/06/2017)
  • Chữ viết tay của nhà văn - hình bóng thời đại đã mất? (31/05/2017)
  • Tấm bia và bài thơ của liệt sĩ Hoàng Lộc (24/05/2017)
  • Xuân Diệu thăm nhà Phạm Hổ (10/05/2017)
  • Tên thật và bút danh (26/04/2017)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hội họa qua những trang Kiều
Hà Nội mùa hoa loa kèn
Ca dao về lao động sản xuất
Ca dao về tình cảm vợ chồng
Mùa ngóng Tết thần tiên
Nhớ Tết quê
Xứ bình an
Chiều nay có một cuộc hẹn
Tự viết tên mình đi em
Kết thúc có hậu
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang