26/05/2014 08:06:34 AM
Tục cưa răng từ quan niệm đến lễ thức

Tục lệ cưa răng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, góp phần định danh nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam. Từ những tư liệu đầu thế kỷ, chúng ta thấy rằng cụm từ “mọi cà răng, căng tai”, tuy rằng mang tính chất miệt thị, nhưng lại thường dùng để chỉ cộng đồng Katu.

Với nhiều cộng đồng tộc người, có thể, tục cưa răng ban đầu là một dạng tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp, mang tính chất cầu mùa v.v... Bởi, người thiểu số thường dùng trâu làm vật hiến sinh dâng tặng thần linh (Yang). Từ đó, việc cưa răng để giống răng trâu hình thành như một dạng thức tôn thờ linh vật. Từ thời xa xưa, trâu được xem là vật thiêng, được người Ba Na tôn thờ làm vật tổ (Nguyễn Quang Lê, 2004: 28).

Trong quan niệm của tộc người này, những đối tượng không cưa răng, sau khi chết linh hồn không thể về với thế giới tổ tiên. Một số tộc người khu vực Trung Á cho rằng bộ răng phải lấp lánh vàng mới là bộ răng đẹp và quyền quý, chính vì thế, nam nữ thanh niên trong cộng đồng đều ghè bớt răng để nạm vàng.

Trai, gái người Ngật Lão (ở Tứ Xuyên, Trung Quốc) đến tuổi trưởng thành đều phải nhổ 2 răng ở hai bên của hàm trên để làm đẹp (Trịnh Sinh, Nguyễn Văn Huyên, 2001: 18). Hay người Naga ở Mianmar có tục lệ vừa cà răng và nhuộm răng.

Hình thức này cũng rất phổ biến ở tộc người Samrê (Campuchia). Ở người Kh’mer, lễ cà răng chính là một trong những nghi thức cổ xưa từng tồn tại (Ngô Văn Doanh, Vũ Quang Thiện, 1996:136). Hoặc như người Kinh cũng có tục lệ nhuộm răng đen, để khi cười không để lộ rõ hàm răng “trắng nhỡn như răng chó”, và quan niệm: “cái răng, cái tóc là góc con người”.

Biểu hiện ở tộc người Katu

Ðối với người Katu, tục lệ cưa răng có từ lâu đời, đó là hình thức bắt buộc đối với mỗi một thành viên trong làng (vêêl). Cưa răng, ngoài chức năng làm đẹp, còn là nghi lễ đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành: lễ thành đinh. Sau nghi lễ này, cá nhân thực sự trở thành thành viên chính thức, cùng chia sẻ những quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với gia đình, dòng họ, bản làng, và tất nhiên, sẽ được cộng đồng kính trọng khi về già.

Luật tục Katu quy định: điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên, được cộng đồng thừa nhận, được quyền thiết lập quan hệ hôn nhân v.v... là cá nhân đó phải trải qua nghi lễ cà răng. Những chiếc răng mài mòn đến tận lợi là dấu hiệu rất quan trọng trong cuộc đời mỗi cá nhân về mặt tuổi tác cũng như tư chất, nếu không trải qua nghi thức này, dù tuổi lớn đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì vẫn bị xem là người chưa trưởng thành - nghĩa là chưa đủ điều kiện để xây dựng gia đình, và quan trọng nhất, họ chưa đủ tư cách để tham gia vào các hoạt động lớn của vêêl - chưa phải là thành viên của cộng đồng.

Với một ý nghĩa rất quan trọng, tục cà răng không những liên quan đến quan niệm thẩm mỹ của người Katu, còn là sự kiện đánh dấu việc xác lập vai trò và quyền lợi của cá nhân trong xã hội. Mặt khác, đây cũng là hình thức thử thách lòng dũng cảm, sức chịu đựng của cá nhân như một dạng hành xác, huấn luyện sức chịu đựng tinh thần v.v..., đặc biệt là đối với nam thanh niên - những trụ cột chính trong gia đình cũng như ngoài xã hội.


Cưa răng ở người Katu là một phong tục mang đậm nét văn hoá đặc trưng, phản ánh nhân sinh, thẩm mỹ quan tộc người. Ðây chính là mốc son chuyển tiếp cuộc đời của một cá nhân, làm tăng thêm nguồn nhân lực cho bản làng, làm đẹp thêm xã hội Katu truyền thống./.

(Theo vanhoahoc.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác
  • Lễ cúng thần Sấm của người Cor (01/06/2015)
  • Linh thiêng lễ cúng bản của người Dao đỏ (12/01/2015)
  • Lễ cúng Việc lề (29/12/2014)
  • Zơng - Nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam (08/12/2014)
  • Lịch đoi của người Mường (01/12/2014)
  • Tục thờ chó đá của người Việt (24/11/2014)
  • Lễ hội Kate và tục rước xiêm y của người Chăm (10/11/2014)
  • Tín ngưỡng thờ Neak Ta – “Ông Tà” của cộng đồng người Khmer (27/10/2014)
  • Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu (20/10/2014)
  • Hát ví ở Bắc Ninh (13/10/2014)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Tục thờ bà Cô, ông Mãnh
Tục thờ chó đá của người Việt
Thời gian để tang hay hạn để tang
Từ điển văn hóa: Ăn Tết lại
Những nghi lễ khi làm nhà mới
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ
Lễ cúng thần Sấm của người Cor
Linh thiêng lễ cúng bản của người Dao đỏ
Lễ cúng Việc lề
Zơng - Nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam
Lịch đoi của người Mường
Tục thờ chó đá của người Việt
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang