10/09/2012 08:44:57 AM
Lễ hạ điền

Từ những thời xa xưa, ngoài việc răn dạy nhau nỗ lực, cấy cày chăm bón cho cây lúa, người nông dân Việt Nam còn tin rằng có những lực lượng thần linh khác tác động đến sự thành bại của mùa màng nên rất mong muốn thần linh phù hộ để mùa màng bội thu. Ở các làng đồng mùa, lễ hạ điền được tổ chức đầu tháng 6, còn ở các làng đồng chiêm, lễ được tổ chức vào đầu tháng 11 với những quy mô khác nhau, nhưng nghi thức đều có điểm chung.

Ngày vào hội, ngay từ sáng sớm, các quan viên kỳ mục hay già làng đã có mặt ở đình làng làm lễ tế thành hoàng làng và cáo yết thần linh (thần nông) phù trợ cho mùa màng tốt tươi. Sau đó mọi người tập chung ở những vị trí đã chọn trước để tổ chức lễ hạ điền. Đó là mảnh ruộng công màu mỡ (thường cách đình không xa), được cày thật kỹ, ở giữa ruộng cắm một cây tre tươi đủ cành lá. Trên ngọn cây buộc một đụn lúa nhiều bông chắc hạt. Sau lễ cáo yết thần ruộng, lễ hạ điền bắt đầu bằng nghi thức cấy lúa.

Những người thực hiện nghi thức này được gọi là những chúa đồng. Có làng chọn một chúa, có làng chọn 3 hoặc 5 chúa đồng. Đó là các vị cao niên, am hiểu ruộng đất, thạo nghề cấy hái, gia đình hòa thuận, đông con nhiều cháu, phúc hậu, không gặp trở (tang ma). Mọi người hy vọng những đức tính tốt đẹp đó của chúa đồng sẽ hòa nhập vào cây lúa, truyền cho lúa sức sống sinh sôi mãnh liệt. Sau khi lễ thần linh, thổ địa, chúa đồng lội xuống ruộng và cấy mạ vòng quanh chân cây nêu. Trong khi đó, dân làng hò reo vui vẻ, đánh trống giả sấm, té nước giả mưa, hất bùn giả thiên tai vào chúa đồng. Nếu chúa đồng vẫn đứng vững, vẫn cấy đẹp đẽ thì dân làng cho rằng mong ước của nhân dân mùa màng tươi tốt nhất định sẽ thành hiện thực. Khung cảnh buổi lễ thật nhộn nhịp.

Sau khi chúa đồng cấy được một khoảng ruộng, dân làng ùa nhau xuống cấy tiếp trong không khí hào hứng, sôi nổi, với mong muốn mình cũng thạo việc và có nhiều đức tốt như chúa đồng. Sau khi cấy xong thửa ruộng công, dân làng về, ai cấy của nhà nấy. Mọi người tin rằng không khí sinh sôi của lễ hạ điền sẽ truyền cho cây lúa của riêng từng nhà.

Lễ hạ điền tuy đơn giản nhưng thật thiêng liêng đối với người nông dân xưa. Đây thực sự là lễ trình nghề cấy lúa với mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, thạo việc và hạnh phúc. Trong lễ hội, tính cộng đồng được phát huy mạnh mẽ khiến con người thêm gắn bó với nhau, tạo sự cấu kết trong cộng đồng.

(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam,
NXB Văn hóa Thông tin, 1996)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Tục kiêng ăn rau cần ngày Tết (03/09/2012)
  • Tục đốt vía (27/08/2012)
  • Tục gánh nước nhân ngày Tết (20/08/2012)
  • Tục chen lấn để cướp cầu (13/08/2012)
  • Tục đặt tên gọi theo can chi (06/08/2012)
  • Lễ tục giỗ làng (30/07/2012)
  • Tục kiêng tên (23/07/2012)
  • Tục kiêng kị khi xuất hành (16/07/2012)
  • Tục xăm hình của người Việt (09/07/2012)
  • Tục gửi giỗ (02/07/2012)
Các tin khác
  • Lễ cúng thần Sấm của người Cor (01/06/2015)
  • Linh thiêng lễ cúng bản của người Dao đỏ (12/01/2015)
  • Lễ cúng Việc lề (29/12/2014)
  • Zơng - Nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam (08/12/2014)
  • Lịch đoi của người Mường (01/12/2014)
  • Tục thờ chó đá của người Việt (24/11/2014)
  • Lễ hội Kate và tục rước xiêm y của người Chăm (10/11/2014)
  • Tín ngưỡng thờ Neak Ta – “Ông Tà” của cộng đồng người Khmer (27/10/2014)
  • Chuỗi đeo cổ của người Cơ Tu (20/10/2014)
  • Hát ví ở Bắc Ninh (13/10/2014)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Tục thờ bà Cô, ông Mãnh
Tục thờ chó đá của người Việt
Thời gian để tang hay hạn để tang
Từ điển văn hóa: Ăn Tết lại
Những nghi lễ khi làm nhà mới
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ
Lễ cúng thần Sấm của người Cor
Linh thiêng lễ cúng bản của người Dao đỏ
Lễ cúng Việc lề
Zơng - Nét đẹp văn hóa của người Cơ Tu ở Quảng Nam
Lịch đoi của người Mường
Tục thờ chó đá của người Việt
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang