02/06/2013 09:52:22 AM
Sự tích mỏm núi Ả Còm

Vùng Mường Tạ[1] hồi bấy giờ chịu một nạn vô cùng khủng khiếp. Nước lũ ở đâu tràn về ngập khắp bản mường, mưa liên tiếp ngày đêm không ngớt.

Muông thú trong rừng gặp nạn chết khắp nơi. Những cây cổ thụ cũng bị bật rễ bị dòng nước cuốn  theo. Người trong bản xiêu tán, phiêu bạt đi kha.

Những chàng trai, cô gái khỏe mạnh nhất, bám chặt được vào thân cây, họ cưỡng lại với dòng nước để dạt vào một mé sườn núi mà nước dâng chưa tới. Bíu chặt lấy mô đá và nhánh rễ phụ của một cây to chưa bị lay gốc, họ trèo lên ngồi thu mình vào một cái hốc đá gần đó.

Cứ như thế, họ ngồi cho đến xế chiều. Nước lụt ở các khe cứ dâng lên cuồn cuộn, nhưng trời đã bớt mưa. Lúc này là lúc có thể định lại phương hướng và tìm chỗ an toàn hơn. Cả mấy người cùng ra khỏi hang nhìn bốn phía và bàn bạc với nhau làm cách nào để chống lại bão lụt, tìm người thân thích và thu nhặt của cải.

Cơn mưa to đã chấm dứt rồi. Nhưng mấy người dân vẫn bàn bạc với nhau chưa ngã ngũ, có người nói:

Ta không thể ở lại bản mường này được, phải đóng một chiếc bè đi đến nơi cao ráo mà ở.

Lại cũng có người bảo:

- Đi đâu cũng chẳng có, chẳng nên cứ sống lềnh đênh với nắm lá trái cây thế này mà chờ chết thôi.

Giữa lúc đang bàn ồn ào, thì có tiếng xường[2] ở đâu văng vẳng đưa lại. Họ lấy làm lạ rằng trong lúc này mà lại cũng có người con gái nào yên tâm mà hát mà xường. Tiếng xường từ trên cao vọng xuống mỗi lúc một rõ, xường rằng:

Lụt lội trời làm gay gắt
Ai có trống dậy đánh trống.
Ai có chiêng dậy đánh chiêng.

Lời xường đã nhắc nhở người dân bản một câu chuyện mà người già thường kể cho con cháu nghe:

“Thần lụt ghê gớm thật, nhưng thần vốn sợ tiếng trống, tiếng chiêng...”.  Họ cố nhìn lên xem người con gái đang xường ấy là ai, chỉ thấy sau đám mây mờ mờ một người con gái còng lưng bên chiếc xa quay sợi, vừa làm vừa xường chuyện mụ Dạ Dần bắc bông[3] trong bài pôn-pôông[4].

Tay trái bà cầm ông cát

Tay phải bà cầm ông kê...

Càng thấm thía lời xường, họ rủ nhau trèo lên cao nữa để gặp cô gái để hỏi thêm câu chuyện cho rõ ràng. Họ leo mãi lên một mỏm núi cao chót vót, nhưng khi đến nơi chỉ là mỏm núi đá bình thường như nhiều mỏm đá khác. Lúc trở xuống, ngoái nhìn lại vẫn thấy hình người con gái quay xa và vẫn nghe tiếng xường dìu dặt. Một người trong bọn họ nói:

- Thôi không phải tìm đâu nữa. Đây chắc là con yêu quý của bà Dạ Dần ngày xưa đến bày cho ta điều hay, điều phải đây. Ta cứ nghe theo như thế mà làm thì hơn cả.

Mọi người kéo nhau xuống núi, tìm được mấy chiếc trống đồng còn vướng vào các hẻm đá, khe núi không trôi đi được. Họ thi nhau đánh trống vang lên. Quả nhiên, nước lụt rút đi rất nhanh. Trong lúc đó tiếng xường ở trên cao vẫn vọng xuống, đang quyện vào trong tiếng trống. Lời xường lại giải thích cách làm ăn của bà Dạ Dần:

- Đất đen bà trồng lá (lúa)
 Đất đỏ bà trồng vang
 Đất vàng thì trồng nghệ.


Những người dân bảo nhau:

- Bà Dạ Dần đã bày cách làm ăn cho ta đó. Nước rút đi rồi, chỗ nào trồng được cái gì thì ta trồng để kiếm cái mà ăn. Thôi hãy đi làm đi!

Họ cùng nhau đi cuốc đất trồng lúa ở đất đen, trồng sắn ở đất đồi, trồng ngô ở đất bãi. Những người bị lụt phiêu dạt đi các nơi, nghe nói cũng đang trở về tỉa lúa ngô, dựng nhà dựng cửa.

Dân Mường Tạ rất nhớ ơn cô gái đã mách bảo cho họ cách làm ăn. Bây giờ có lẽ cô gái đã về với bà Dạ Dần hay thương hay xót rồi. Nhưng cô vẫn để lại hình dáng của mình. Mỏm núi Lang Nhàng[5] vẫn còn mô đá tạc hình cô gái đang còng lưng kéo sợi, quay xa. Bà con đặt tên cho cô là nàng Ả Còm và lập đền thờ nàng ngay cạnh đó. Con gái Mường Tạ luôn nhớ nàng bằng cách tập nghề quay xa, dệt vải và thuộc lòng nhiều bài xường bắc bông, kêu vĩa lúa.

(Sưu tầm)

.......................................

[1]. Mường Tạ: Nay là xã Thủy Sơn, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa.

[2]. Xường: Một điệu hát dân gian

[3]. Bắc bông: tỉa bông.

[4]. Pôn-pôông: một trò diễn khá hấp dẫn của dân tộc Mường thường được tổ chức vào mùa xuân. Trò diễn này dạy người ta cách ăn ở xử sự việc đời, dạy cảnh trồng ngô, cấy lúa, trông bông dệt vải cho con gái Mường.

[5]. Lang Nhàng: cũng thuộc Mường Tạ.

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Cây gậy thần (26/05/2013)
  • Chàng Bụng Lợn (19/05/2013)
  • Chàng Trăng (14/04/2013)
  • Sự tích cái vỏ dao (07/04/2013)
  • Sự tích chiếc kèn môi (31/03/2013)
  • Ai làm ra lửa (24/03/2013)
  • Hai ông trạng nhỏ (17/03/2013)
  • Lươn thần và cậu bé nghèo khổ (10/03/2013)
  • Kéo cày giả nợ (03/03/2013)
  • Âm đức (24/02/2013)
Các tin khác
  • Sự tích con khỉ (26/10/2018)
  • Chuyện kể: Cái sọt (19/10/2018)
  • Bạn tốt quá (15/10/2018)
  • Ngày xưa… xích lô (12/10/2018)
  • Cây chanh quả vàng (28/09/2018)
  • Vì sao nước biển mặn? (21/09/2018)
  • Ai quan trọng hơn? (14/09/2018)
  • Chàng Lười (07/09/2018)
  • Cỏ và lúa (31/08/2018)
  • Lưỡi dao thần (24/08/2018)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sự tích Quan âm Thị Kính
Truyện cổ tích: Câu chuyện bốn mùa
Cây táo thần
Sự tích ngày và đêm
Sự tích hoa dạ lan hương
Sự tích dây khoai lang
Sự tích con khỉ
Chuyện kể: Cái sọt
Bạn tốt quá
Ngày xưa… xích lô
Cây chanh quả vàng
Vì sao nước biển mặn?
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang