03/03/2013 03:47:10 PM
Kéo cày giả nợ

Xưa, có một người tên gọi là Chu Văn Địch làm ăn vất vả, cửa nhà đói kém, nhưng tính khí hiền lành, ăn ở thật thà, có nhân có đức.

Trong hạt, có một nhà giàu thường cho người ấy vay nợ, năm nào cũng vậy, vay vay giả giả đã nhiều.

Phải một năm mất mùa, người ấy không giả được nợ, mà ông nhà giàu cũng không hỏi đến. Mấy năm sau nguời ấy chết đi, nợ vẫn còn lại. Nên lúc hấp hối còn giối lại với con rằng:

Nợ nần chưa giả được ai,
Hồn này thác xuống tuyền đài chưa yên.

Một đêm, ông nhà giàu kia nằm mơ, nghe có tiếng người đến nói bên tai rằng:

Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

Sáng ngày dậy, thấy con trâu đẻ ra được con nghé trên lưng có hai chữ “Văn Địch”.

Con nghé mỗi ngày một nhớn, khôn ngoan, dễ bảo, cầy bừa rất khỏe. Người ngoài biết chuyện, ai cũng bảo rằng:

Người ăn thì còn,
Con ăn thì hết,
Đã đến lúc chết,
Hãy còn nhớ ơn.

Cách đấy ít năm, hai đứa con Văn Địch khôn nhớn lên, làm ăn nhờ giời cũng khá.

Một hôm đang cày ngoài đồng, nghe thấy thửa ruộng gần đấy có người bảo con trâu rằng:

-Văn Địch! Văn Địch! Nhanh chân, mau bước, kẻo đã trưa rồi.

Hai đứa con nghe thấy tên bố, ngạc nhiên chạy sang bên ruộng hỏi, thì người kia nói rằng:

- Con trâu này từ lúc sinh ra, trên lưng có hai chữ Văn Địch, mà có gọi đúng tên nó như thế, thì nó mới chịu làm.

Lúc về, hai đứa con vội sang nhà ông nhà giàu hỏi truyện, tỏ ý muốn mua con trâu, thì ông ấy bảo rằng:

- Trước, Chu Văn Địch có vay nợ ta, không giả được ta, ta cũng không đòi. Có nhẽ bởi vậy, mà phải hoá kiếp làm con trâu này để giả nghĩa cho ta. Đã mấy năm nay nó làm ăn chịu khó, trong nhà ta đây cũng được thịnh vượng. Nợ giả như thế, ta cho cũng là rồi. Vậy nếu hai anh có phải là con, muốn mua chuộc về, thì ta để lại cho. Ta lại giả văn khế cũ đem về mà hóa kiếp cho yên hồn cha.

Khi hai đứa con chuộc được con trâu về, vừa đem bức văn khế ra hóa, thì trâu lăn ra chết. Thế là nó đã giả sạch được nợ kiếp trước rồi.

Sau hai đứa con làm ăn mỗi ngày một nảy nở và trở nên giàu sang, ai cũng có bụng yêu bụng quí.

Thấy truyện này, người ta mới đặt câu “Kéo cày giả nợ” thành câu tục ngữ.

Người ta lại còn phụ thêm một câu hát rằng:

Ở cho có nghĩa, có nhân,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con,
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha nhân đức, đời con sang giàu.

(Sưu tầm)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Âm đức (24/02/2013)
  • Không ăn bí (17/02/2013)
  • Sự tích hoa Thủy Tiên (10/02/2013)
  • Sự tích hoa Tầm Xuân (27/01/2013)
  • Một hạt trời cho (13/01/2013)
  • Chum vàng trong ruộng (06/01/2013)
  • Làm lành (30/12/2012)
  • Xỏ xâu vỏ ốc (23/12/2012)
  • Nàng tiên gạo (16/12/2012)
  • Truyền thuyết hoa mào gà (09/12/2012)
Các tin khác
  • Sự tích con khỉ (26/10/2018)
  • Chuyện kể: Cái sọt (19/10/2018)
  • Bạn tốt quá (15/10/2018)
  • Ngày xưa… xích lô (12/10/2018)
  • Cây chanh quả vàng (28/09/2018)
  • Vì sao nước biển mặn? (21/09/2018)
  • Ai quan trọng hơn? (14/09/2018)
  • Chàng Lười (07/09/2018)
  • Cỏ và lúa (31/08/2018)
  • Lưỡi dao thần (24/08/2018)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sự tích Quan âm Thị Kính
Truyện cổ tích: Câu chuyện bốn mùa
Cây táo thần
Sự tích ngày và đêm
Sự tích hoa dạ lan hương
Sự tích dây khoai lang
Sự tích con khỉ
Chuyện kể: Cái sọt
Bạn tốt quá
Ngày xưa… xích lô
Cây chanh quả vàng
Vì sao nước biển mặn?
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang