31/10/2005 03:55:23 PM
Bài 4. Phỏng vấn

I. Hội thoại: 

(Một phóng viên Đài truyền hình Việt Nam phỏng vấn một người nước ngoài)

Phóng viên:

- Thưa anh, nếu có thể thì xin anh cho khán giả Đài truyền hình Việt Nam biết một vài suy nghĩ của anh khi đến Việt Nam.

Người nước ngoài: 

- Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước thay đổi tương đối nhanh. Cách đây 6 năm, khi đến Việt Nam lần đầu tiên, tôi thấy Việt Nam còn rất khác. Lần này đến, đường phố, nhà cửa đã hiện đại hơn nhiều.

Phóng viên:

- Vâng, mấy năm nay, đất nước chúng tôi đã thay đổi khá nhiều. Anh có thể cho biết mục đích của anh khi đến Việt Nam 6 năm trước là gì không?

Người nước ngoài: 

- Hồi đó tôi đến đây để thực tập tiếng Việt. Khi ấy tôi là sinh viên năm thứ tư.

Phóng viên:

- Lần này thì sao? Anh sang Việt Nam chắc là để làm việc?

Người nước ngoài: 

- Vâng, tôi làm đại diện cho một công ty máy tính của Mỹ.

Phóng viên:

- Ngoài công việc ở công ty ra, anh còn làm gì nữa không?

Người nước ngoài: 

- Mặc dù bận đến nỗi không mở mắt ra được, nhưng tôi vẫn muốn nghiên cứu thêm về văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, tôi chưa biết tôi lấy đâu ra thời gian để làm việc đó.

Phóng viên:

- Tôi thấy anh nói tiếng Việt rất thạo. Chắc là học tiếng Việt đối với anh tương đối dễ phải không?

Người nước ngoài: 

- Cũng không dễ lắm đâu. Bây giờ tôi làm công việc kinh doanh nên vẫn phải học thêm tiếng Việt để giao tiếp với khách hàng.

Phóng viên:

- Rất cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc anh thành công.

Người nước ngoài: 

- Không có gì. Chào chị!

Bảng từ

phỏng vấn
phóng viên
đài truyền hình
khán giả
hồi đó
đại diện

máy tính
thạo
kinh doanh
giao tiếp
cuộc trò chuyện
thành công

II. Chú thích ngữ pháp:

1. Tuy A nhưng (vẫn) B
    Mặc dù A nhưng (vẫn) B
    Dù A nhưng (vẫn) B

Đây là loại câu ghép, thể hiện sự trái ngược giữa hai vế A và B:

Mẫu:

Tuy      +chủ ngữ1+động từ1+nhưng+ chủ ngữ2 + (vẫn) + động từ2
Mặc dù                       tính từ1                                                           tính từ2

Ví dụ:

- Tuy tôi rất bận nhưng tôi vẫn cố gắng học ngoại ngữ. 

- Mặc dù cô ấy đã ăn kiêng nhưng cô ấy vẫn béo. 

- bố mẹ không đồng ý nhưng anh ấy vẫn muốn đi châu Phi.

* Chú ý:

a. Khi chủ ngữ1 và chủ ngữ2 trùng nhau, có thể lược bỏ 1 trong 2 chủ ngữ.

Ví dụ:

 

 

- Mặc dù cô ấy đã ăn kiêng nhưng cô ấy vẫn béo. 

- Mặc dù đã ăn kiêng nhưng cô ấy vẫn béo. 

- Mặc dù cô ấy đã ăn kiêng nhưng vẫn béo.

b. Có thể đảo vị trí 2 vế A và B, khi đó từ “nhưng” bị lược bỏ.

Ví dụ: - Anh ấy vẫn muốn đi châu Phi bố mẹ không đồng ý.

2. Khá / tương đối / không… lắm

Đây là các phó từ đi cùng tính từ để biểu thị mức độ của tính chất, trạng thái. Khá biểu thị mức độ thấp hơn “rất”, tương đối thấp hơn “khá”, không… lắm thấp hơn “tương đối”.

Mẫu:  

Chủ ngữ  +

rất
khá              
tương đối
không                          

+ tính từ + lắm

Ví dụ:

- Hà Nội khá đông dân. 

- Tiếng Việt tương đối khó. 

- Giá cả ở đây không cao lắm.

3. Cách nói về thời gian trong quá khứ:

a. Chỉ thời gian không cụ thể:

Có thể dùng các từ như: trước đây, trước kia, hồi trước, hồi ấy, ngày trước… Những từ này thường dùng ở đầu câu.

Ví dụ:

- Trước đây tôi học ở Việt Nam

- Hồi trước ở đây không phải là công viên mà chỉ là một bãi đất trống.

b. Chỉ thời gian cụ thể:

Có thể dùng các từ như: cách đây, trước kết hợp với số lượng thời gian cụ thể.

Mẫu:

    - cách đây + số lượng thời gian
    - số lượng thời gian + trước

Ví dụ:

- 4 năm trước chúng tôi đã đi châu Âu.

- Họ đã tốt nghiệp đại học cách đây hai năm.

4. Đến nỗi / Đến mức

Các từ này dùng để biểu thị rằng: một hành động nào đó được thực hiện ở mức độ rất cao, hoặc một trạng thái, tính chất nào đó đạt tới mức độ rất cao, cho nên dẫn tới một kết quả khác thường.

Hành động A

Trạng thái A 

đến nỗi

đến mức

kết quả B

(khác thường)

Mẫu:

Chủ ngữ1 + động từ1 + phó từ + đến nỗi + chủ ngữ2 + động từ2
                       tính từ1                         đến mức                         tính từ2

Ví dụ:

- Thời tiết thay đổi nhanh đến mức ai cũng ngạc nhiên. 

- Anh ta nói nhiều đến nỗi mọi người cảm thấy khó chịu. 

- Cô ấy đẹp đến nỗi các chàng trai đều mê cô ấy.

* Chú ý: Nếu chủ ngữ1 và chủ ngữ2 là một, có thể lược bỏ chủ ngữ2

Ví dụ:

- Bọn trẻ con xem phim hoạt hình say sưa đến nỗi quên ăn.
 
- Cô ta bất lịch sự đến mức đi vào nhà mà không chào ai.

III. Bài luyện:

1. Dùng kết cấu “Tuy / Mặc dù / Dù A nhưng (vẫn) B” trong các câu sau:

a.Trời mưa. Họ vẫn đi chơi.

b. Anh ấy làm hết bài tập. Bài tập khó và dài.

c. Mẹ tôi biết tôi về muộn. Mẹ tôi đợi tôi về.

d. Cô ấy không thể đẹp hơn. Cô ấy đã mặc nhiều quần áo đẹp.

e. Anh ấy đi chơi tennis. Anh ấy rất bận.

2. Hoàn thành các câu sau:

a. Tuy anh ấy thức khuya…………..

b. Tuy bạn tôi ăn rất khỏe…………...

c. Tuy đường xa…………………..

d. Tuy anh ấy phóng xe rất nhanh…………….

e. Tuy bà Lan bị đau dạ dày……………..

f. Tuy nước rất lạnh………………

g. Mặc dù đường phố Hà Nội nhỏ hẹp……………

h. Mặc dù đã 12 giờ đêm ………………..

i. Dù gia đình ngăn cản………….

k. Dù giám đốc đã đồng ý tăng lương cho anh Hùng…………

3. Dùng các từ “khá, tương đối, không… lắm” vào các câu sau cho thích hợp:

a. Căn hộ của chúng tôi rộng, chỉ có hai phòng cho bốn người.

b. Chiếc xe đạp của cô ấy cũ nhưng vẫn còn tốt.

c. Giá cả ở Hà Nội rẻ cho nên người nước ngoài rất thích sống ở đây.

d. Giao thông trong nội thành lộn xộn, đi lại rất phức tạp.

e. Bài tập về nhà nhiều nhưng nó vẫn không làm hết.

f. Thanh niên ngày nay thực tế.

g. Đọc báo tiếng Việt là việc khó vì có nhiều từ mới.

h. Anh đi chơi với bạn gái mà không mang tiền thì bất tiện.

4. Điền các từ chỉ thời gian trong quá khứ vào các câu sau:

a. ……… 2 ngày chúng tôi đi Hải Phòng.

b. Tôi đã gặp chị ấy………. 8 tháng.

c. ………. Họ rất ghét nhau, nhưng bây giờ thì họ lại yêu nhau.

d. Khi tôi 5 tuổi, tôi sống ở nước Nga……….. bố tôi là cán bộ ngoại giao ở Moscow.

e. ……… khi còn là học sinh phổ thông, tôi rất chăm học.

f. 2 tuần……… chúng tôi đã thi học kỳ.

g. Hôm qua bà ngoại kể cho chúng tôi nghe về thời thơ ấu của bà……….. mọi người sống rất  khổ cực.

h. Gia đình ông Hoàng chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh 6 năm…………

5. Hoàn thành các câu sau:

a. Trời nóng đến nỗi ………….

b. Bài tập khó đến mức …………….

c. Đường đông đến mức …………...

d. Bộ phim này hay đến nỗi ………….

đ. Em gái tôi dễ xúc động đến mức …………

e. Nhân viên công ty Nhật làm việc nhiều đến nỗi ………….

g. Tình hình chính trị ở Nam Phi căng thẳng đến nỗi …………

h. Trời tối đến nỗi ………….

i. Gió to đến nỗi ………….

k. Món ăn Thái Lan cay đến nỗi …………….

6. Hoàn thành đối thoại sau:

A – Xin anh ………. vài suy nghĩ của anh khi học tiếng Việt?

B – Theo tôi, phát âm tiếng Việt ………. khó ………… đã mất nhiều thời gian học phát âm nhưng tôi vẫn ………… mình phát âm không tốt.

A - Ồ, anh phát âm không …………  lắm đâu. Khi nghe người Việt ……… , anh có hiểu ………. không?

B – Thày cô giáo nói thì tôi ………. được, nhưng khi đi ra phố thì rất mệt. Người ta nói nhanh ………… tôi chẳng hiểu gì cả.

A - ……….. anh đã học tiếng Việt chưa?

B – À, …….. 2 năm tôi có đi du lịch Việt Nam và học cấp tốc …….. 1 tháng. Nhưng mà như người Việt nói: “cưỡi ngựa xem hoa” thôi.

IV. Bài đọc:

Chỉ vì học thuộc bài

Chuyện kể rằng, trong một đơn vị lính Pháp, năm ấy, có một tân binh người Anh mới nhập ngũ. Anh ta không thạo tiếng Pháp lắm. Một hôm, ông đại tá đến kiểm tra đơn vị này. Người chỉ huy đơn vị rất lo lắng vì sợ người tân binh không trả lời được các câu hỏi của ông đại tá. Anh ấy dặn người tân binh: Từ trước đến nay, nếu đi kiểm tra đơn vị thì đại tá chỉ nói đúng ba câu, trật tự như sau:

- Anh bao nhiêu tuổi?

- Anh vào lính được mấy năm rồi?

- Anh hãy giữ gìn sức khỏe!

Như vậy, nếu đại tá hỏi thì cứ lần lượt trả lời:

- Thưa đại tá 20 ạ.

- Thưa đại tá, 6 tháng ạ.

- Thưa đại tá, vâng ạ.

Anh lính mới học thuộc các câu trả lời và không lo lắng nữa. Thế nhưng, hôm ấy, tuy vẫn là những câu hỏi cũ, nhưng ông đại tá lại hỏi theo trật tự khác. Và sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai người:

- Anh vào lính được mấy năm rồi?

- Thưa đại tá 20 ạ.

- Anh bao nhiêu tuổi?

- Thưa đại tá, 6 tháng ạ.

Nghe thấy vậy ông đại tá tức giận lắm, hỏi:

- Anh nghĩ tôi điên đấy à?

- Thưa đại tá, vâng ạ.

Bảng từ

học thuộc (bài)
tân binh
đại tá
đơn vị
chỉ huy
trật tự

vào lính
giữ gìn
lần lượt
cuộc (nói chuyện)
điên

V. Bài tập:

1. Đặt câu hỏi cho những câu trả lời dưới đây:

a. Anh tân binh đó mới nhập ngũ.

…………………………………... ?

b. Anh ta không thạo tiếng Pháp lắm.

…………………………………. ?

c. Khi biết ông đại tá sắp đi kiểm tra, người chỉ huy đơn vị rất lo lắng.

………………………………….?

d. Ông đại tá thường hỏi đúng 3 câu.

………………………………….?

e. Anh lính mới học thuộc các câu trả lời nên không lo lắng nữa.

…………………………………. ?

f. Ông đại tá rất tức giận khi nghe anh tân binh trả lời.

……………………………….. ?

2. Kể lại câu chuyện trong bài đọc:

3. Chọn khả năng đúng cho các câu sau:

a. Anh ấy đã học tiếng Việt 5 năm…………… anh ấy chẳng nói được gì cả.

A. tuy

C. nhưng

B. dù 

D. vì

b. Tôi sẽ đi du lịch ………… tôi có nhiều tiền.

A. nếu

C. nhưng

B. dù 

D. tuy

c. ………… có thời gian nhưng anh ấy chỉ ngồi ở nhà.

A. nếu

C. bởi vì

B. cho nên 

D. tuy

d. Tôi ………….. ngạc nhiên khi nó đã đỗ đại học, vì nó học rất giỏi.

A. khá

C. rất

B. không

D. tương đối

e. Đồ dùng gia đình ở đây ……….. đắt.

A. không lắm

C. được

B. lắm

D. khá

4. Tìm các chỗ sai trong những câu sau. Chữa lại cho đúng:

a. Tôi không rất ngạc nhiên về điều đó  tôi đã biết tất cả trước khi anh nói.       A                           B              C                                D

b. Tuy anh ấy đã học  anh ấy đã quên rồi.
     A              B         C                D

c. Bạn tôi đã đến Hà Nội trước 4 nămkhi bạn ấy 17 tuổi.
               A    B                     C           D

d. Hôm nay cô ấy rất đẹp trong bộ quần áo mới vì bình thường cô                                             A                                              B

ấy đã đẹp khá rồi.
     C          D

đ. Anh ấy từ chối đi dự tiệc mà để có thời gian chuẩn bị thi                       
                   A                       B                             C

vì ngày mai anh ấy phải thi
                                 D

5. Sắp xếp các câu sau thành một đoạn đối thoại đúng:

A. Rất tiếc là khi đến đó, máy ảnh của tôi bị hỏng nên không chụp được. Chỉ ở Hà Nội, tôi đã chụp rất nhiều.

B. Có lẽ ảnh đẹp lắm nhỉ?

C. Anh đi Hạ Long bao lâu?

D. Cảnh và người thì đẹp, nhưng tôi không phải là thợ chuyên nghiệp nên ảnh không đẹp lắm.

E. Dạ, 3 ngày. Nhưng tôi vẫn thấy hơi ít.

F. Chào anh. Sau khi sang Việt Nam, anh đã đi du lịch những đâu?

G. Tôi chưa đi nhiều. Chỉ xung quanh thành phố và Vịnh Hạ Long thôi.

H. Ở Hạ Long anh có chụp ảnh không?

6. Nghe và điền từ vào chỗ trống: 

Bạn tôi là (1) ………. Anh ấy đã học tiếng Việt ở (2) ……….. Bây giờ anh ấy sang Việt Nam để (3) ……….. Tuy anh ấy (4) ……… vì phải làm thêm cho công ty Sam Sung (5) …….. anh ấy vẫn (6) ……….. đi du lịch nhiều nơi để (7) ………… về Việt Nam. Anh ấy (8) ………… thông minh nên việc học tiếng Việt (9) ……….. anh ấy tương đối (10) ……….. Sang năm, anh ấy (11) ……….. Hàn Quốc. Tuy chưa về (12) ………. nhưng đã có nhiều nơi mời anh ấy (13) ……… Bố mẹ anh ấy (14) ……….. về anh ấy.

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang