25/01/2019 09:59:00 AM
Việt Nam đặc biệt coi trọng và nghiêm túc thực hiện UPR

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết nội dung Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, chiều 24/1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam coi trọng và nghiêm túc thực hiện UPR.

 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. (Ảnh: Minh Hoàng/TTXVN)

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Ngày 22/1/2019, trong khuôn khổ Nhóm làm việc về cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu với sự tham gia của 11 bộ, ngành liên quan, đã đối thoại với 122 nước thành viên Liên hợp quốc về tình hình thúc đẩy và bảo về quyền con người tại Việt Nam.

Việt Nam đặc biệt coi trọng và nghiêm túc thực hiện UPR, một cơ chế thành công của Hội đồng Nhân quyền do dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, đối thoại và hợp tác; coi đây vừa là nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc, đồng thời là cơ hội giới thiệu với cộng đồng quốc tế những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người kể từ lần rà soát trước (năm 2014)."

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, hầu hết các nước phát biểu đã ghi nhận các thành tựu đạt được và khuyến khích Việt Nam tiếp tục các nỗ lực bảo đảm quyền con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hoan nghênh và đánh giá cao sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận tại chu kỳ II, cũng như việc xây dựng Báo cáo UPR chu kỳ III.

Tại Phiên đối thoại này, Việt Nam nhận được trên 300 khuyến nghị từ các nước với nội dung rất đa dạng, đề cập đến tất cả các lĩnh vực về quyền con người. Các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các khuyến nghị nhận được để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến, Việt Nam sẽ chính thức thông báo các khuyến nghị được chấp thuận tại khoá họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 6/2019./.

Hà Anh

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang