09/10/2020 05:00:00 PM
TP.HCM thử nghiệm hệ thống công nghệ thu gom rác trên sông rạch

Công suất của hệ thống có thể thu gom được đến hơn 40 tấn/1 ca làm việc (7 giờ) và có thể vớt được nhiều loại rác mà các phương pháp thủ công trước đây không thể làm được.

Ngày 9/10, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Công trình giao thông Sài Gòn tổ chức thí điểm thực hiện công tác vớt, thu gom chất thải rắn sử dụng thiết bị hiện đại trên đoạn sông Vàm Thuật-Bến Cát.

Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. (Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN) 

Hệ thống vớt, thu gom chất thải rắn (rác) bao gồm 5 thiết bị: một sà lan lớn với khoang chứa rác khoảng 250 tấn, có cần cẩu gắp; một tàu thu gom rác tự động với sải cánh thu gom rộng 12m chạy trên luồng chính và có hệ thống nén rác để tiết kiệm diện tích chứa; 2 máy gắp rác nhỏ có tính cơ động cao, do một người điều khiển, di chuyển rác và đưa về sà lan; một tàu kéo tàu chính.

Theo ông Lâm Tấn Kiệt, Giám đốc Xí nghiệp 1 (Công ty Cổ phần Công trình giao thông Sài Gòn), tổng giá trị hệ thống là 20 tỷ đồng, trong đó 2 máy gắp rác cơ động nhập khẩu toàn bộ từ Hoa Kỳ có giá 3,5 tỷ đồng mỗi chiếc; 3 thiết bị còn lại do đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát triển.

Sau thí điểm, thử nghiệm, đơn vị sẽ tổ chức đánh giá, điều chỉnh để có sự tối ưu trong hoạt động ở từng nơi, từ sông lớn đến kênh rạch nhỏ.

Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Phòng Quản lý giao thông đường thuỷ (Sở Giao thông Vận tải Thành phố) cho biết, thời gian qua, Thành phố đã tiến hành vớt rác trên các sông như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Kênh Đôi, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Lò Gốm… chủ yếu bằng phương pháp thủ công, dùng thiết bị chưa tương tích nên hiệu quả chưa cao.

Vì thế, việc ứng dụng công nghệ mới, dùng thiết bị cơ giới cần được thử nghiệm để nâng cao hiệu quả.

Theo ông Hà Thanh Sơn, đánh giá bước đầu, phương pháp này phù hợp với các sông, kênh rạch đô thị trên địa bàn, vớt được lượng rác lớn, trong đó có các loại rong, cỏ, lục bình và rác ven bờ.

Công suất của hệ thống có thể thu gom được đến hơn 40 tấn/1 ca làm việc (7 giờ) và có thể vớt được nhiều loại rác mà các phương pháp thủ công trước đây không thể làm được.

Trước mắt, Sở Giao thông Vận tải sẽ tham mưu Ủy ba Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thí điểm trong tháng 11-12/2020. Sau đó đánh giá, xây dựng định mức, đơn giá để có thể triển khai đại trà trong năm 2021.

Hệ thống này sẽ được áp dụng ở các tuyến giao thông thuỷ tại thành phố. Khi hệ thống di chuyển trên tuyến nào sẽ tập trung vớt sạch rác trên đoạn sông đó và thực hiện cuốn chiếu trên toàn tuyến sông./.

Tiến Lực /TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang