23/09/2021 10:38:00 AM
Tổng thống Biden khởi động quan hệ đối tác Mỹ-EU về vaccine COVID-19

Tổng thống Mỹ Joe Biden theo đuổi mục tiêu tham vọng là đến tháng 9/2022, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

 Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại phiên họp chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 76 ở New York, ngày 21/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng tin Sky News của Anh, ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức thông báo khởi động quan hệ đối tác với Liên minh châu Âu (EU) về vaccine phòng COVID-19 nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn để ngăn chặn đại dịch tồi tệ này.

Thông báo được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về COVID-19 diễn ra bên lề khóa họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Trước đó, cùng với thông báo này, ông đã tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ thêm 500 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho các nước thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, nâng tổng số vaccine nước này viện trợ cho nước ngoài lên 1,1 tỷ liều.

Ngoài ra, Tổng thống Biden cũng cam kết hỗ trợ 370 triệu USD cho các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu.

Tổng thống Biden cho biết đã đàm phán mua thêm 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) để tài trợ cho các nước khác.

Số vaccine trên sẽ được sản xuất tại Mỹ và chuyển tới các nước thu nhập thấp và trung bình từ tháng 1/2022 theo cơ chế COVAX - chương trình do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối cùng Liên minh vaccine GAVI nhằm đảm bảo vaccine ngừa COVID-19 được phân phối công bằng trên toàn cầu.

Theo ước tính của giới chuyên gia, thế giới cần khoảng 11 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 để đạt độ bao phủ vaccine.

Tại hội nghị thượng đỉnh về COVID-19 này, Tổng thống Biden kêu gọi thế giới tập trung vào 3 mục tiêu chính: tăng nguồn cung vaccine; tăng nguồn cung oxy để cứu thêm được nhiều bệnh nhân, tăng khả năng xét nghiệm, cung cấp thuốc và phương pháp trị liệu; và cuối cùng là cải thiện khả năng sẵn sàng ứng phó với đại dịch tương tự trong tương lai.

Đối với tiêm chủng vaccine, Tổng thống Biden theo đuổi mục tiêu tham vọng là đến tháng 9/2022, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới được tiêm chủng.

Cho tới nay, vẫn còn khoảng cách lớn giữa các nước về nguồn cung vaccine.

Thống kê cho thấy mới chỉ 3,6% dân số trong diện tiêm chủng tại châu Phi đã được tiêm vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các nước Tây Âu là 60%./.

Phương Hồ / TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Ngày hội Văn hoá quốc tế năm 2023: Khám phá không gian đa văn hóa tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt
Điểm lại 7 Danh nhân của Việt Nam được UNESCO vinh danh
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản
Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch: Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở châu Á-TBD
Trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận giữa Việt Nam-Trung Quốc
Chuyến thăm của Thủ tướng: Cột mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang