10/01/2018 09:24:00 AM
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng tiên phong thực hiện phương châm '10 chữ'

Chiều 9/1, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành ngân hàng đi tiên phong trong thực hiện phương châm hành động năm 2018 của Chính phủ: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả để hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ triển khai chương trình phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, cải cách kinh tế sâu rộng nhằm đạt và vượt mục tiêu quan trọng năm 2018 và cả nhiệm kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP/Quang Hiếu 

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo một số bộ, ngành, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền trong mọi tình huống

Nhắc lại một số “kỷ lục” đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm qua, Thủ tướng cho rằng, ngành ngân hàng cũng đóng góp một số “kỷ lục” như hoàn thành sớm “ước mơ” dự trữ ngoại hối đạt 50 tỷ USD vào năm 2020 (bằng khoảng 14 – 15 tuần nhập khẩu) khi hiện nay, chúng ta đã đạt mức 53 tỷ USD.

Thủ tướng nhìn nhận, chính sách tỷ giá hợp lý giúp tăng nhanh dự trữ ngoại hối nêu trên.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ; tiếp tục kiểm soát được lạm phát ở mức 3,53%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra, tạo dư địa để Chính phủ điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách tài khóa, vĩ mô khác phát huy tác dụng, từ đó tạo nền tảng duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp trong trung và dài hạn. Đây được coi là thành công quan trọng nhất của điều hành chính sách tiền tệ.

Thành công nữa là ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.

“Chúng tôi đánh giá cao chính sách lãi suất được điều chỉnh hợp lý. Lãi suất trong năm qua đã giảm 0,5-1%, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí vốn”, Thủ tướng nhìn nhận và hoan nghênh phát biểu của đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội nghị là sẽ giảm tiếp 0,5% nữa từ ngày mai.Thành công nữa là ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.

Nhìn nhận quá trình cơ cấu lại hệ thống tín dụng và cơ cấu lại nợ xấu được quan tâm triển khai sớm, đạt kết quả tốt, Thủ tướng khẳng định quan điểm: Nhà nước bảo vệ chính đáng quyền lợi của người gửi tiền trong mọi tình huống, chúng ta đủ khả năng làm điều đó.

Cho rằng nhiều bông hoa đẹp của ngành ngân hàng có mặt tại hội trường hôm nay, Thủ tướng biểu dương nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như chất lượng tín dụng được cải thiện nhưng chưa bền vững. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tương đối tích cực nhưng chưa chủ động, mạnh mẽ theo hướng thị trường. Vẫn còn tổ chức tín dụng yếu kém, nợ xấu cao cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ hơn. Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng tuy có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Khả năng phát hiện và cảnh báo sớm, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế.

Cần tiên phong thực hiện phương châm “10 chữ” 

“Tại cuộc họp này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng đi tiên phong trong thực hiện phương châm hành động năm 2018 của Chính phủ: Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả để hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, cải cách kinh tế sâu rộng nhằm đạt và vượt mục tiêu quan trọng năm 2018 và cả nhiệm kỳ”, Thủ tướng nêu rõ và cũng đồng ý cần thực hiện tốt 8 chữ mà NHNN đề ra tại hội nghị: Chủ động, an toàn, linh hoạt, hiệu quả.

Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm chính sách tiền tệ, tỷ giá tiếp tục điều hành hiệu quả và kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Thực hiện cho được cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp, thúc đẩy tăng trưởng 2018 cũng như trong trung và dài hạn. Quản lý tốt hơn nữa thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, dự báo được những biến động bất lợi, phấn đấu tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Thủ tướng đề nghị NHNN tiếp tục vươn lên, có tầm nhìn bao quát hơn, rộng lớn hơn, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của một bộ tổng hợp của Chính phủ trong quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm cho vay công bằng và cân bằng cho các khu vực, lĩnh vực của nền kinh tế.Tín dụng tập trung vào những lĩnh vực Chính phủ ưu tiên phát triển. Cần quan tâm phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng, tài chính vi mô, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu hệ thống tín dụng, xử lý nợ xấu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, phấn đấu Việt Nam có một số ngân hàng có quy mô ngang tầm với các ngân hàng hàng đầu trong khu vực.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN để kịp thời phát hiện, hạn chế tối đa sai phạm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với hệ thống ngân hàng.

Cả hệ thống phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng cán bộ, đến tâm lý, đạo đức để có biện pháp quản lý, hạn chế tối đa những sai phạm bởi những bài học sai phạm vừa qua là hết sức đớn đau. Cần chú trọng xây dựng đội ngũ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. “Đối với ngành ngân hàng chúng ta nêu một vấn đề là văn minh ngân hàng lan tỏa ra ngoài xã hội”.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phát triển ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để theo kịp xu hướng mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hội nhập hiệu quả với hệ thống ngân hàng quốc tế. Chú trọng bảo đảm an ninh an toàn, tránh rủi ro, tiêu cực từ mặt trái của công nghệ số. Chủ động triển khai đề án hoàn thiện khung pháp lý quản lý chặt chẽ các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

Dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thủ tướng đề nghị có giải pháp bảo đảm cung ứng tiền, không để biến động lớn, cần có kịch bản cụ thể ứng phó trong mọi tình huống, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán và hệ thống ATM thông suốt.

Đức Tuân/ baodientuchinhphu.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang