06/04/2020 02:30:00 PM
Sự thật hiệu quả chống Covid-19 ở Thụy Điển-Nhật Bản dù không cách ly

Thoạt nhìn, Thụy Điển và Nhật Bản chống Covid-19 hiệu quả dù không dùng các biện pháp cách ly hay kiểm soát gắt gao nào. Nhưng thực tế có hẳn như vậy?

 Thụy Điển đối mặt với Covid-19. Ảnh: The Sun.

Thời gian qua nhiều cơ quan báo chí truyền thông ca ngợi Thụy Điển và Nhật Bản như hình mẫu về hiệu quả chống đại dịch Covid-19 mà không gây xáo trộn cuộc sống thường nhật của người dân và không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế.

Thực tế, công tác chống dịch Covid-19 ở Thụy Điển có vẻ nhẹ nhàng hơn so với các nước châu Âu khác. Chính phủ Thụy Điển trông chờ nhiều vào sự tự nguyện của người dân. Thụy Điển tỏ nhiều dấu hiệu duy trì hoạt động dân sinh và kinh tế bình thường, và nghiêng về thuyết miễn dịch cộng đồng kiểu tự nhiên.

Còn ở Nhật Bản, người dân vẫn tụ tập tham gia nhiều hoạt động ngoài trời và có mặt chật ních trên các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm. Giai đoạn đầu chính quyền nước này vẫn cho mở cửa trường học, ngược với nhiều nước châu Á khác.

Nhưng chúng ta hãy cùng nhìn vào các con số.

Theo số liệu của trang thống kê toàn cầu Wordometer cập nhật lúc 9h17 ngày 6/4/2020 (giờ Việt Nam), Thụy Điển có tới 6.830 ca mắc và tới ca 401 tử vong. Bản thân con số lớn như thế này đã đặt dấu hỏi lớn về tính hiệu quả của cách tiếp cận của Thụy Điển trong công tác chống dịch Covid-19.

Đành rằng các con số trên của Thụy Điển thấp hơn nhiều so với của Italy và Tây Ban Nha (cũng nằm ở châu Âu, và đang bị Covid-19 tàn phá dữ dội), nhưng nếu xét đến dân số Thụy Điển chỉ có 10 triệu dân (thấp hơn nhiều so với 60 triệu dân ở Italy và khoảng 46 triệu dân ở Tây Ban Nha) thì rõ ràng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên tổng số dân ở Thụy Điển sẽ rất cao.

Thời gian qua, virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) đã tấn công mạnh mẽ nhất ở các nước có khí hậu lạnh ở mức vừa phải như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, hay miền trung của Trung Quốc. Nhưng vì đây là virus chủng mới với nhiều điều chưa lường trước, nó có thể phát triển theo hướng tấn công dữ dội cả các quốc gia có khí hậu lạnh hơn như các nước Bắc Âu, Nga, và Canada. Thực tế vừa qua cho thấy, tình hình Covid-19 bắt đầu có chiều hướng xấu đi ở cả Nga và Canada.

Chỉ cách đây chưa đến 1 tuần, số ca mắc Covid-19 và tử vong do bệnh này ở Thụy Điển tương ứng là 4.028 và 146, như vậy là cho tới nay quốc gia này đã có thêm gần 3.000 ca mắc và khoảng 260 ca tử vong mới. Nếu Thụy Điển không siết chặt kiểm soát dịch Covid-19 thông qua các biện pháp hạn chế đi lại, cách ly, và giãn cách xã hội thì quốc gia này có thể bước vào giai đoạn đồ thị Covid-19 leo dốc đầy thảm họa như ở một số nước châu Âu khác thời gian qua.

Quay sang Nhật Bản, số ca mắc Covid-19 và tử vong do bệnh này tại quốc gia Đông Á này lần lượt là 3.654 và 85, cũng theo cập nhật của Worldometer vào thời điểm 9h17 ngày 6/4. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như tính đến dân số của Nhật Bản thì các con số này cho thấy Nhật Bản có vẻ khá thành công trong việc khống chế Covid-19.

Nhưng vẫn theo nguồn Worldometer, số cuộc xét nghiệm Covid-19 ở Nhật Bản chỉ là 44.639 so với 461.233 ở Hàn Quốc. Số xét nghiệm của Nhật Bản thậm chí còn thấp hơn con số của Việt Nam. Như vậy, có thể còn rất nhiều ca nhiễm (ở thể nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng chẳng hạn) trong xã hội Nhật Bản mà người ta chưa phát hiện ra. Và do vậy số ca nhiễm ở Nhật Bản thấp là do cách tiếp cận của Nhật Bản – họ chủ trương không xét nghiệm ồ ạt, duy trì hoạt động kinh tế bình thường, tôn trọng việc đi lại thoải mái của người dân. Họ chỉ tập trung vào điều trị các ca viêm phổi nặng để tránh “quá tải” hệ thống y tế nếu mọi người đổ xô đi xét nghiệm. Họ không muốn cảnh báo nhiều cho người dân để tránh tâm lý hoảng loạn. Và ban đầu họ vẫn kỳ vọng tổ chức được Thế vận hội mùa hè bất chấp thế giới đang có đại dịch Covid-19.

Nhưng dân số Nhật có tỷ lệ già hóa cao mà nhóm người cao tuổi lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do Covid-19 (điều này đã được chứng minh ở các tâm dịch hàng đầu là Trung Quốc và Italy). Vừa rồi tình hình Covid-19 ở Nhật Bản đã diễn biến theo hướng xấu, với hàng loạt ca mắc mới, thậm chí cả ở thủ đô Tokyo khiến nước này phải nghiêm túc xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số vùng dù cho quốc gia này gặp trở ngại từ hiến pháp của chính họ.

Như vậy, thoạt tiên Thụy Điển và Nhật Bản có vẻ “tránh dịch” thành công nhưng thực tế cho thấy, nếu họ không điều chỉnh gắt gao để phù hợp với diễn biến phức tạp của đại dịch toàn cầu Covid-19 thì không loại trừ họ có thể sớm phải đối mặt với các kịch bản tồi tệ nhất./.

Trung Hiếu/ VOV.VN

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Việt Nam-Campuchia ký kết hợp tác trong lĩnh vực thanh tra
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ
Nhật Bản điều tàu JS Hamagiri tham gia tập trận hải quân tại Hàn Quốc
Chủ tịch nước gặp mặt thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dự lễ kỷ niệm 105 năm Quốc khánh Azerbaijan
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang