24/03/2023 02:09:00 PM
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên đối thoại hợp tác nước

Phát biểu tại phiên đối thoại về hợp tác nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm về quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên đối thoại.  Ảnh: Quang Huy/TTXVN

Ngày 23/3, tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc Rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự với tư cách diễn giả chính tại Phiên đối thoại về hợp tác nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, phát biểu tại phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm về quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng.

Đây là chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh yêu cầu cấp bách về tăng cường hợp tác trong quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, các lưu vực sông.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết 60% lượng nước của Việt Nam được sản sinh từ các dòng sông xuyên biên giới.

Việt Nam cũng tham gia mô hình hợp tác Ủy hội sông Mekong, được nhiều quốc gia quan tâm. Trên phạm vi thế giới hiện có hơn 40% dân số toàn cầu đang sinh sống tại các lưu vực sông, hồ xuyên biên giới.

Phó Thủ tướng đã chia sẻ một số giải pháp tiếp cận tổng thể, tổng hợp, công bằng trong hợp tác quản lý tài nguyên nước.

Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu và khu vực về quản lý và sử dụng nguồn nước xuyên biên giới; áp dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp, thuận theo tự nhiên, coi nguồn nước xuyên biên giới là một thực thể thống nhất trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án; tăng cường cơ chế tham vấn công khai, công bằng giữa các nước; đồng thời, nhấn mạnh việc hợp tác khai thác, sử dụng nước cần tính toán đảm bảo sinh kế, các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống và hệ sinh thái gắn với nước xuyên biên giới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đề xuất thành lập các cơ quan, tổ chức thuộc Liên hợp quốc để điều phối, hỗ trợ về khoa học, công nghệ và tài chính, hình thành cơ sở dữ liệu toàn cầu về nước xuyên biên giới và các lưu vực sông và hệ thống quan trắc, thiết lập tiêu chuẩn đạo đức trong ứng xử với nước xuyên biên giới.

Chia sẻ những áp lực ngày càng lớn liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đang phải đối mặt, đặc biệt dưới tác động của biến đổi khí hậu, cùng với nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngày càng tăng ở các quốc gia thượng nguồn, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với các tổ chức, các đối tác quốc tế, nhất là các quốc gia trong Ủy hội sông Mekong quốc tế, các quốc gia tham gia cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về nước xuyên biên giới./.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Nhật Bản điều tàu JS Hamagiri tham gia tập trận hải quân tại Hàn Quốc
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28
Kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Việt Nam, Nhật Bản phối hợp chặt chẽ thúc đẩy hợp tác ODA
Việt Nam-Lào chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế, bồi dưỡng cán bộ
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Truyền thông châu Á tại Indonesia
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang