24/09/2021 03:20:00 PM
Nhiều nước EU đề cử ông Tedros Ghebreyesus tiếp tục lãnh đạo WHO

Việc các nước châu Âu đề cử ông Tedros được đánh giá là khá ngạc nhiên, vì phần lớn giới phân tích cho rằng quan chức WHO này sẽ nhận được ủng hộ của các quốc gia châu Phi.

 Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Gần 20 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đề cử ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tiếp tục đảm nhiệm cương vị Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhiệm kỳ thứ hai.

Đề cử trên được đưa ra ngay trước khi qua hạn chót là 16h00 (giờ GMT) ngày 23/9.

Các phái đoàn thường trực của Pháp và Đức tại Liên hợp quốc cùng thông báo trên mạng xã hội Twitter: "Hôm nay ngày 23/9, Pháp - Đức và một nhóm quốc gia EU khác quyết định đề cử ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (làm ứng cử viên) trong cuộc bầu chọn tổng giám đốc WHO tổ chức vào tháng 5/2022".

Mỗi nước, trong đó có Áo, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đều đã gửi một phong bì có thư đề cử được niêm phong lên trụ sở WHO tại Geneva (Thụy Sĩ).

Các phong bì này sẽ được mở ra sau ngày 1/10 và vài tuần sau đó, danh sách ứng cử viên chức Tổng Giám đốc WHO sẽ được gửi đến 194 nước thành viên của tổ chức này trước khi được công bố chính thức.

Nếu có nhiều ứng cử viên được đề cử, tiến trình chọn lọc sẽ được tổ chức vào tháng 1/2022 để rút ngắn danh sách gồm 5 ứng cử viên tiềm năng nhất.

Các nước thành viên sẽ tham gia bầu chọn tổng giám đốc WHO trong một cuộc bỏ phiếu kín vào tháng 5. Tân Tổng Giám đốc sẽ bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 8/2022.

Năm 2017, ông Tedros trở thành người châu Phi đầu tiên lãnh đạo một cơ quan lớn của Liên hợp quốc.

Vị cựu Ngoại trưởng và Bộ trưởng Y tế 56 tuổi của Ethiopia này đã trở thành một trong những gương mặt quen thuộc với thế giới trong hai năm qua khi nỗ lực dẫn dắt WHO cùng các nước đối phó với đại dịch COVID-19.

Việc các nước châu Âu đề cử ông Tedros được đánh giá là khá ngạc nhiên, vì phần lớn giới phân tích cho rằng quan chức WHO này sẽ nhận được ủng hộ của các quốc gia châu Phi./.

(TTXVN/Vietnam+)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28
Việt Nam, Nhật Bản phối hợp chặt chẽ thúc đẩy hợp tác ODA
Kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Việt Nam-Campuchia ký kết hợp tác trong lĩnh vực thanh tra
Nhật Bản điều tàu JS Hamagiri tham gia tập trận hải quân tại Hàn Quốc
Thủ tướng tiếp Tổng giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang