06/11/2018 03:34:00 PM
Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

89% thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.

 Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Luật An ninh mạng có thể làm nền kinh tế số của Việt Nam kém cạnh tranh hơn.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo "Khai phá tiềm năng của nền kinh tế số tại Việt Nam" do Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức sáng 6/11 tại Hà Nội.

Theo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, 61% thành viên cho biết họ sẽ ít có khả năng đầu tư vào Việt Nam do Luật An ninh mạng mới. Cùng với đó là 89% thành viên đánh giá nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Ông Thomas Treutler, Chủ tịch Ủy ban Công nghệ thông tin của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) cho biết, AmCham ủng hộ mạnh mẽ mục tiêu của chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của internet và nền kinh tế số tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an ninh dữ liệu và bảo vệ người dụng internet.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Công nghệ thông tin của AmCham, ông Thomas Treutler cho rằng, hiện không thể tách rời nền kinh tế số và nền kinh tế thực, do đó với Luật An ninh mạng có chất lượng tốt sẽ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy hệ sinh thái an ninh mạng mạnh mẽ hơn, đồng thời phòng tránh được những điều khoản có thể đem lại trở ngại cho nền kinh tế số.

Giám đốc điều hành AmCham, ông Adam Sitkoff hy vọng dự thảo nghị định thực hiện Luật An ninh mạng sẽ làm dịu bớt một số điều khoản có thể bị phản đối trong luật, bao gồm các yêu cầu thiết lập văn phòng địa phương và lưu trữ dữ liệu cục bộ.

Theo ông Adam Sitkoff, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm đến Luật An ninh mạng, AmCham mong muốn chính phủ dành thêm thời gian để tham vấn ý kiến cộng đồng. Ông cũng hy vọng sẽ làm việc với lãnh đạo Việt Nam về các phương pháp tiếp cận chính sách để giúp thúc đẩy các mục tiêu cơ bản của luật này, đồng thời giảm thiểu tối đa những gián đoạn cho sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế số hiện có trị giá hơn 3.000 tỷ USD và sử dụng xấp xỉ 10% năng lượng điện của toàn thế giới. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và mọi quy mô đang gia tăng sự phụ thuộc vào nền tảng internet an toàn, ổn định và đáng tin cậy, giúp họ thực hiện những hoạt động vận hành hàng ngày.

Phần lớn các quốc gia tại châu Á đang làm việc để phát triển một nền kinh tế hiện đại, số hóa nhằm thu hút đầu tư trong tương lai và mang lại những công việc thu nhập cao cho người dân./.

Vân Anh/VOV.VN

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang