27/09/2021 10:24:00 AM
Hơn 6 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới

Tính đến đầu giờ chiều 25/9 (theo giờ Mỹ), hơn 6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới; đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ ở cấp quốc tế cũng như từng quốc gia.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tunis (Tunisia), ngày 26/9/2021.
Ảnh: THX/TTXVN

Số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy hơn 6 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bùng phát.

Cột mốc quan trọng - tính đến đầu giờ chiều 25/9 (theo giờ Mỹ) này - được ghi dấu 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết khoảng 60 triệu người Mỹ đủ điều kiện để tiêm các mũi vaccine tăng cường.

Ông kêu gọi những người Mỹ đủ điều kiện hãy đi tiêm mũi tăng cường, đồng thời cho biết bản thân cũng sẽ tiêm sớm nhất có thể. Tổng thống Mỹ cho biết thêm: "Giống như mũi tiêm thứ nhất và thứ hai, mũi tiêm tăng cường này miễn phí và dễ dàng tiếp cận”.

Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ ở các cấp quốc tế cũng như từng quốc gia. Trên phạm vi quốc tế, hoạt động hợp tác, chia sẻ vaccine, đặc biệt thông qua cơ chế toàn cầu COVAX, đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về COVID-19, diễn ra ngày 22/9 tại New York (Mỹ) nhân tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Mỹ thông báo sẽ ủng hộ thêm 500 triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho các nước trên thế giới, nâng tổng số vaccine nước này viện trợ cho quốc tế lên 1,1 tỷ liều.

Nhật Bản cũng cam kết sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vaccine phòng COVID-19, qua đó nâng tổng số vaccine viện trợ cho các nước lên 60 triệu liều. Italy tuyên bố cung cấp 45 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trước cuối năm nay, gấp 3 lần cam kết ban đầu.

Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, các nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu tham vọng, theo đó đến thời điểm tổ chức khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2022 sẽ có 70% dân số thế giới được tiêm vaccine.

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, thế giới chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu có ý chí chính trị và tinh thần hợp tác để có thể cùng nhau thích ứng an toàn với COVID-19./.

Bích Liên / TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Nội dung ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Cộng hòa Séc mong muốn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực
Slovenia thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam
Việt Nam, Nhật Bản phối hợp chặt chẽ thúc đẩy hợp tác ODA
Kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Nhật Bản điều tàu JS Hamagiri tham gia tập trận hải quân tại Hàn Quốc
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang