26/04/2018 09:28:00 AM
Hội thảo về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU tại Ba Lan

Tại thủ đô Warsaw, Ba Lan vừa diễn ra hội thảo về tình hình kinh tế Việt Nam, cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh.

 Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu.

Hội thảo do Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan tổ chức với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Vũ Đăng Dũng cùng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan, Hiệp hội doanh nghiệp vùng Wolka Kosowska, Phòng Thương mại Ba Lan-châu Á và đông đảo lãnh đạo các trung tâm thương mại, doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về triển vọng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018, nhất là việc luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng.

Theo thống kê, chỉ riêng năm ngoái, Việt Nam đã thu hút được 36 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Liên quan EVFTA, các đại biểu nhấn mạnh đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU.

Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam-EU phát triển nhanh chóng, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, là điểm đến của 18% lượng hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Việt Nam có thặng dư thương mại với EU khoảng 31,8 tỷ USD. Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đạt 12,7% năm 2017. Hiệp định trên sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng lợi thế sản xuất từ thị trường Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan với thuế suất ưu đãi.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu cũng đã trao đổi về việc EU phạt “thẻ vàng” với hải sản đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam.

Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực trong việc triển khai ba nhóm giải pháp gồm: hoàn thiện thể chế phù hợp với quy định quốc tế, trong đó Luật Thủy sản sửa đổi đã đưa vào tối đa các khuyến cáo của EU; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và ngư dân, chấm dứt dần tình trạng tàu cá của ngư dân khai thác bất hợp pháp trên biển và có chế tài xử phạt nghiêm khắc và tăng cường công tác thông tin, đào tạo cho chủ tàu, ngư dân hiểu được những nội dung chống đánh bắt bất hợp pháp, báo cáo không theo quy định là như thế nào trong thực tiễn.

Việt Nam có thể tranh thủ kinh nghiệm của Ba Lan về xây dựng cơ sở pháp lý và thực thi các quy định về IUU; hợp tác về đào tạo chuyên gia kỹ thuật chống khai thác IUU; đồng thời, thúc đẩy Ba Lan sớm hoàn tất thủ tục phê chuẩn EVFTA nhằm tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam vào thị trường nước này, tạo thêm động lực cho việc thực thi quy định của EU về IUU tại Việt Nam./.

(TTXVN/VIETNAM+)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang