21/09/2017 07:25:00 AM
Hội nghị Bộ trưởng GMS 22: Hoàn thiện khung kế hoạch hành động Hà Nội

200 đại biểu quốc tế đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 22 (GMS-22) được tổ chức tại Hà Nội, ngày 20/9.

 Các đại biểu dự hội nghị (Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 22 (GMS-22).

Hội nghị có sự tham gia của 200 đại biểu quốc tế, bao gồm: Bộ trưởng, Trưởng đoàn 6 nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), quan chức cao cấp các nước GMS và các đối tác phát triển quan tâm, hỗ trợ cho khu vực GMS như ADB, WB, JICA, NEDA, AFD, FAO, IOM, UNCDF, GIZ ....

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng là một sáng kiến nổi bật và thành công nhất trong số các sáng kiến về hợp tác và hội nhập khu vực.

Kể từ ngày khởi động cho đến nay, chương trình GMS ngày càng phát triển mạnh mẽ, cả theo chiều rộng và chiều sâu và bao gồm các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội của các nước thành viên GMS.

“Chính phủ Việt Nam cam kết ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến Chương trình hợp tác kinh tế GMS. Hiện tại, Việt Nam đang chủ động huy động nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế song phương và đa phương để thực hiện các dự án ưu tiên cao mà Việt Nam tham gia thông qua việc lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên của GMS vào các chương trình tài trợ của các nhà tài trợ nước ngoài.

Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước GMS, ADB và các đối tác phát triển khác, kể cả khu vực tư nhân để thực hiện các mục tiêu của Chương trình hợp tác kinh tế GMS đã đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng GMS-22, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn và các bộ các nước GMS, Phó Chủ tịch ADB và đại diện các Đối tác phát triển cùng nhau kỷ niệm 25 thành lập và phát triển của sáng kiến hợp tác kinh tế GMS.

Thời gian 25 năm qua, Chương trình hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ ở các lĩnh vực hợp tác; tạo ra sự kết nối sâu, rộng giữa các quốc gia thông qua các dự án kết nối hạ tầng giao thông, điện năng, du lịch, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực...; củng cố rõ nét các kết nối cộng đồng và góp phần tăng cường đáng kể khả năng cạnh tranh của các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng.

Trong sự thành công chung của chương trình GMS có vai trò hết sức quan trọng của ADB. Không chỉ là tổ chức khởi xướng sáng kiến hợp tác GMS, ADB còn đóng vai trò là người điều phối, cố vấn, chất xúc tác hiệu quả trong quá trình thực hiện sáng kiến.

Bên cạnh đó, ADB còn là đối tác phát triển lớn nhất đối với các nước GMS trong việc cung cấp sự hỗ trợ tích cực, cả về kỹ thuật và tài chính, từng bước hiện thực hóa những nội dung liên kết trong sáng kiến hợp tác GMS.

Tại hội nghị, các nước GMS cùng xem xét để đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện Khung Kế hoạch hành động 5 năm, hay còn gọi là “Kế hoạch hành động Hà Nội”, một kế hoạch có vai trò rất quan trọng nhằm hiện thực hóa Khung chiến lược hợp tác GMS từ nay đến năm 2022.

Kế hoạch hành động Hà Nội dự kiến sẽ được các nhà Lãnh đạo các nước GMS xem xét và thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh GSM lần sáu sẽ được tổ chức vào tháng 3/2018 tại Việt Nam.

Ngoài ra, các nước GMS cũng đã rà soát Khung chiến lược và kế hoạch hành động về phát triển nguồn nhân lực GMS giai đoạn 2013-2017 bao gồm đề xuất thành lập Nhóm công tác về hợp tác y tế GMS.

Đặc biệt, hội nghị đã thảo luận và thông qua Khung đầu tư tiểu vùng giai đoạn 2018-2022 (RIF 2022), bao gồm danh mục khoảng 222 chương trình, dự án đầu tư và Hỗ trợ kỹ thuật, với tổng trị giá khoảng 64 tỷ USD.

Đây là danh mục để kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng các đối tác phát triển và khu vực kinh tế tư nhân nhằm giúp các nước GMS hoàn thành các chương trình dự án, ưu tiên quốc gia trong giai đoạn 2018-2022.

Tại hội nghị các nước cũng đã thông qua Chiến lược ngành du lịch GMS giai đoạn 2016-2025.

Việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng GMS-22 là cơ hội để nước chủ nhà Việt Nam nâng cao được vị thế, uy tín trong khu vực và khẳng định được vai trò trong sáng kiến hợp tác GMS, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới./.

(Theo Thúy Hiền/TTXVN)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang