11/05/2017 10:10:00 AM
Hò khoan Lệ Thủy được công nhận là di sản văn hóa quốc gia

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, cơ quan này đã chính thức công nhận Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Biểu diễn Hò khoan Lệ Thủy (Ảnh: TTVH)

Cũng tại quyết định này, cùng với Hò khoan Lệ Thủy, 11 di sản khác cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Những di sản văn hóa phi vật thể này thuộc bốn loại hình (lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian); thuộc địa bàn các tỉnh/ thành phố: Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Trà Vinh và Lạng Sơn.

Cụ thể, các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận trong đợt này bao gồm:

1/ Lễ hội Xa Mã - rước kiệu Đình Hoàng Châu (xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng).

2/ Hội Minh thệ thôn Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).

3/ Nghề sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, Nam Định).

4/ Lễ hội Điện Trường Bà (thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi).

5/ Lễ hội Tiên Công (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh).

6/ Lễ hội Lồng tồng của người Tày (huyện Định Hóa, Thái Nguyên).

7/ Nghi lễ Cấp sắc của người Nùng (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

8/ Nghệ thuật Khèn của người Mông (huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

9/ Nghệ thuật Rô-băm của người Khme (Trà Vinh).

10/ Lễ hội Trò Ngô làng Giàng (xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn).

11/ Múa sư tử của người Tày, Nùng (Lạng Sơn).

Như vậy, hiện nay, trên địa bàn cả nước có 214 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạn--g văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ./.

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong diện kiểm kê để lập hồ sơ khoa học, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

1/ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.
2/ Ngữ văn dân gian.
3/ Nghệ thuật trình diễn dân gian.
4/ Tập quán xã hội.
5/ Lễ hội truyền thống.
6/ Nghề thủ công truyền thống.
7/ Tri thức dân gian.

An Ngọc (TTXVN)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang