01/07/2022 03:19:00 PM
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Chính phủ Anh

Chủ tịch Quốc hội khẳng định các cam kết của Việt Nam tại COP26 là cam kết chính trị hết sức mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 Alok Sharma, Alok Sharma.  Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 30/6 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Tại cuộc gặp, ông Alok Sharma cho rằng vấn đề khí hậu là vấn đề then chốt, và rất ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió, điện Mặt Trời; bày tỏ mong muốn Việt Nam có cam kết chính trị trước thềm diễn ra COP27 và cần có cam kết của chính phủ ở mức cao nhất trong lĩnh vực này.

Ông Alok Sharma cũng bày tỏ quan tâm về những chủ đề liên quan đến tài chính, cải cách các quy định, kinh nghiệm chuyển đổi hình thức năng lượng trong lĩnh vực và phương hướng thúc đẩy hợp tác giữa các bên trong thời gian tới.

Ông cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vừa qua đã đồng ký thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất thiết lập quan hệ “Đối tác chuyển đổi năng lượng bền vững” (JETP) giữa Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Việt Nam.

Phát biểu ý kiến trao đổi tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam là nước thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ sớm nhất. Ngay khi có các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của LHQ Việt Nam đã nội luật hóa để thực hiện mục tiêu này.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định các cam kết vừa qua của Việt Nam tại COP26 là cam kết chính trị hết sức mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Các cam kết này cũng là đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ khí hậu Trái Đất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh G7 lựa chọn Việt Nam là 1 trong 3 nước ưu tiên hỗ trợ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm triển khai các cam kết vừa qua tại COP26.

Việt Nam quyết tâm triển khai các cam kết này với sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng quốc tế và đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới. Việt Nam sẽ tiếp tục hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, tổng thể, toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng và phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, để biến các cam kết thành hiện thực.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội Việt Nam sẽ tăng cường vai trò lập pháp, giám sát, phân bổ ngân sách để đảm bảo việc thực hiện các cam kết khí hậu của Việt Nam tại COP26, bao gồm việc nội luật hóa các cam kết, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ sạch, thúc đẩy các giải pháp phục vụ tăng trưởng xanh.

Quốc hội tiến hành giám sát chính phủ triển khai các quy hoạch quốc gia, thực hiện sửa đổi, bổ sung một loạt các quy hoạch liên quan hướng đến tăng trưởng xanh. Quốc hội cũng phân bổ ngân sách để triển khai các SDG hướng tới tăng trưởng xanh; thực hiện các cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện cam kết. Do đó, bên cạnh nguồn lực trong nước, sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, trong đó có Anh, có ý nghĩa rất quan trọng.

Để các cam kết nhanh chóng trở thành hiện thực theo đúng lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; đề nghị phía Anh đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề như đào tạo, nâng cao năng lực và các chương trình hỗ trợ tài chính, kỹ thuật nhằm xây dựng lộ trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, tái tạo./.

Hoàng Thị Hoa / TTXVN/Vietnam+

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Xuất bản sách của Tổng Bí thư về quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang