28/06/2017 09:30:00 AM
Arab Saudi không nhượng bộ Qatar

Arab Saudi khẳng định 4 nước vùng Vịnh sẽ không dỡ bỏ trừng phạt nếu Qatar không đáp ứng các yêu cầu của họ.

 Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubeir (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, ngày 27/6, ông Adel al-Jubeir - Ngoại trưởng Arab Saudi - cho biết sẽ không đàm phán về yêu cầu đối với nước này và các nước Arab khác về việc Qatar ngừng hỗ trợ khủng bố. "Chúng tôi đã nói rõ, chúng tôi đã thực hiện các bước đi và nó tuỳ thuộc vào Qatar trong việc sửa đổi cách hành xử của họ, khi họ thay đổi thì mọi việc sẽ được giải quyết, nhưng nếu không thì họ vẫn bị cô lập", ông Jubeir nói.

Trước câu hỏi về việc các yêu cầu không thể thay đổi, ông al-Jubeir đáp "Đúng", nói thêm nếu Qatar muốn trở lại Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, họ biết phải làm gì. 

Arab Saudi, Ai Cập, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ra yêu sách gồm 13 điểm với Qatar, yêu cầu nước này đóng cửa Al Jazeera, giảm quan hệ với Iran, đóng cửa một căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ... Đổi lại, 4 nước Arab sẽ dỡ bỏ phong tỏa với Doha từ ngày 5/6.

Trong khi đó, Doha cho biết các cáo buộc và yêu cầu là thiếu căn cứ và "không thể chấp nhận được". Qatar trước đó cho biết các yêu cầu nhằm gây ảnh hưởng đến chủ quyền.

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani khẳng định 4 nước đã đưa ra các cáo buộc mà không có bằng chứng và không phải là các yêu cầu (để chấm dứt trừng phạt).

"Các yêu cầu cần phải thực tế và có thể thực hiện, nếu không chúng không thể chấp nhận được. Chúng tôi nhất trí với Mỹ là các yêu cầu cần hợp lý", Al Jazeera dẫn lời ông Al Thani nói.

Ông Al Thani ngày 27/6 đã đến Mỹ gặp Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ông Tillerson hy vọng các yêu cầu "hợp lý và có thể được thực hiện". Trước đó ông cũng cho hay các yêu cầu của 4 nước khiến "Qatar khó đáp ứng", rằng có những lĩnh vực tạo cơ sở để đàm phán tìm ra giải pháp.

Arab Saudi, UAE, Bahrain, Ai Cập và một số nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar từ ngày 5/6 với lý do Doha ủng hộ khủng bố và Iran. Qatar bác bỏ cáo buộc. Kuwait đang nỗ lực làm trung gian hòa giải. Đây là cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất những năm gần đây tại vùng Vịnh.

(Theo Khánh Linh/ VnExpress)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang