11/09/2017 04:00:00 PM
APEC 2017 tìm giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đa dạng hóa các dịch vụ tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với dịch vụ tài chính phù hợp để tận dụng và phát triển nhanh chóng.

 Diễn đàn do Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp Tổ chức Tài chính quốc tế (viết tắt là IFC) thuộc Ngân hàng thế giới và Ban Thư ký APEC đồng tổ chức.

Trong khuôn khổ Hội nghị các Bộ trưởng APEC 2017 phụ trách doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng nay (11/9), Diễn đàn Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khai mạc.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch nhóm làm việc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của APEC, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đã có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm, cải tiến sáng tạo, là động lực để chống lại những khủng hoảng trong toàn bộ nền kinh tế. Vì thế mà việc ưu tiên phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều mấu chốt quan trọng để thúc đẩy hơn sự phát triển kinh tế. Ưu tiên này được đưa ra trong APEC 2017 nhằm duy trì tầm quan trọng và động lực, để từ đó đưa ra những công việc cụ thể để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cùng với hỗ trợ tiếp cận tín dụng, theo ông Cương, mở rộng tài trợ theo chuỗi cung ứng sẽ tạo thêm động lực cho nhóm doanh nghiệp này tăng trưởng bền vững hơn. Việc đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cũng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với loại hình dịch vụ tài chính phù hợp để tận dụng và phát triển nhanh chóng.

Diễn đàn này trao đổi về những giải pháp để tài trợ theo chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp tăng cường tính cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của nhóm doanh nghiệp này, đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế Apec tận dụng được những mô hình phát triển dựa trên tín dụng theo chuỗi giá trị.

Theo ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn tài chính từ các ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng để đảm bảo rủi ro nên thường cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn vay vốn, trong khi nhiều doanh nghiệp giỏi và năng động nhưng mới thành lập, cho nên tài sản thế chấp không đủ đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, những quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn chưa “chiếu cố” đến nhóm doanh nghiệp này./.

Kim Dung/VOV-TP HCM

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Hành trình 70 năm xây dựng và phát triển của Việt Nam qua ảnh
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập
Lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về NVNONN tiếp Đại biện lâm thời Cuba tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
Trung Quốc phá giá đồng NDT: Doanh nghiệp Việt đối phó ra sao?
“Việt Nam không phải nước lớn nhưng luôn được nước khác quan tâm”
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang