24/02/2020 10:09:00 AM
4 tỉnh tại Trung Quốc giảm mức ứng phó khẩn cấp trước dịch COVID

Trung Quốc có hệ thống ứng phó 4 bậc đối với các tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, qua đó xác định các biện pháp cần thực hiện, mức I là mức nghiêm trọng nhất.

 Bệnh nhân nhiễm COVID-19 xuất viện sau khi được chữa khỏi tại bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 19/2/2020.

Ngày 24/2, 4 tỉnh ở Trung Quốc gồm Vân Nam, Quảng Đông, Sơn Tây và Quý Châu đã giảm mức độ các biện pháp ứng phó khẩn cấp với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Cụ thể, cơ quan y tế tỉnh Vân Nam và Quý Châu cho biết các biện pháp ứng phó khẩn cấp ở tỉnh mình đã được giảm từ mức I xuống mức III, trong khi ủy ban y tế tỉnh Quảng Đông và Sơn Tây đã giảm xuống mức II.

Trung Quốc có hệ thống ứng phó 4 bậc đối với các tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, qua đó xác định các biện pháp cần thực hiện. Mức I là mức nghiêm trọng nhất.

Tỉnh Cam Túc là địa phương đầu tiên hạ mức khẩn cấp từ ngày 21/2 vừa qua, sau đó là tỉnh Liêu Ninh.

Trong một diễn biến khác, theo Tân Hoa xã ngày 24/2, một nhân viên thuộc nhà bán lẻ sách trực tuyến Dangdang.com của Trung Quốc được xác định nhiễm virus corona chủng mới, khiến 82 người tại Bắc Kinh được yêu cầu cách ly để theo dõi.
Phó Giám đốc Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh thành phố Bắc Kinh cho biết ngày 19/2, các bác sỹ xác định rằng nhân viên trên, mang họ Lý đã nhiễm COVID-19.

Bà Li trở về tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc) ngày 21/1 và quay lại Bắc Kinh ngày 5/2, đến công ty làm việc từ ngày 10-13/2 bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã chỉ thị cho các Sở Thương mại địa phương tăng cường mạng lưới cung ứng hiệu quả các nhu yếu phẩm tại 9 tỉnh để đảm bảo nguồn cung tại tỉnh Hồ Bắc cũng như tại thành phố thủ phủ tỉnh này là Vũ Hán, tâm dịch COVID-19.

Chỉ thị nêu rõ cần đảm bảo nguồn cung các nhu yếu phẩm như rau củ, thịt, trứng, sữa, gạo, bột, dầu ăn và đồ ăn sẵn.

Chỉ thị cũng kêu gọi áp dụng các phương thức bán hàng mới tại các vùng có dịch để đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp giữa người mua với người giao hàng.

Đối với các khu vực có nguy cơ cao, như thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải và các tỉnh Quảng Đông, Hà Nam, Hồ Nam, Chiết Giang, An Huy và Giang Tây, chính quyền địa phương cần kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất nhu yếu phẩm hằng ngày trở lại làm việc./.

Bích Liên / TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu
Luật Đất đai sửa đổi: Cơ hội 'hút' vốn từ kiều bào, sử dụng hiệu quả tài nguyên
Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng
Mô hình kết nghĩa xây chắc tình hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Pakistan Samina Mehtab
Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới
Ông Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang