12/06/2020 02:06:00 PM
Tận dụng EVFTA, phải 'thuần Việt'

EU cũng đang đàm phán với Thái Lan và Indonesia để ký kết hiệp định FTA giống EVFTA. Các doanh nghiệp (DN) Việt cần thay đổi để chớp thời cơ.

 Ông Nguyễn Hải Nam (Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp)

Thật bất ngờ, trong 2 năm qua số lượng DN tham gia vào hội của chúng tôi có rất nhiều DN đến từ VN, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 vừa qua có đến 5 DN trong ngành dệt may Việt. 

Lý do là họ xuất khẩu sang thị trường Pháp và muốn tìm một kênh có thể cung cấp thông tin.

Chủ động, nhưng chưa đủ

Một trong những vấn đề quan trọng để chuẩn bị hành trang tiến vào thị trường châu Âu đó là thông tin thực tiễn, cái mà người trong cuộc nhận thấy rõ ràng việc tiếp cận lâu nay rất giới hạn.

Cách đây 3 năm, một DN sản xuất nước hoa với sản phẩm Miss Saigon đã tìm hiểu cơ hội hợp tác với Pháp, hay mới đây là một DN lớn về mì gói cũng sang Pháp tìm hiểu cơ hội cho thấy họ rất chủ động đi tìm thị trường lớn. 

Số lượng kiều bào đông lên đến 350.000 người nên đem nước hoa sang Pháp không phải "vác củi về rừng", họ vẫn có cơ hội bởi mẫu mã là cô gái Việt, thương hiệu thuần Việt và đã đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế.

Nhưng nếu nhìn vào Top 50 DN VN, chúng ta sẽ thấy đại đa số là bất động sản, ngân hàng, dầu khí... với quy mô khá khiêm tốn trong khi châu Âu lại là những DN rất lớn, đa ngành nghề. Do đó, các DN tư nhân Việt cần phải tăng quy mô, hợp lực, minh bạch.

Ví dụ mới đây các DN Pháp muốn nhập khẩu trang, chúng tôi kết nối và yêu cầu gửi báo cáo tài chính thì các DN Việt người nói không có, người nói bảo mật nên phải mất thời gian mới cung cấp. Trong khi đó, tư duy của DN lớn là họ cần phải minh bạch, biết quy mô tài chính đối tác, nếu chúng ta không đáp ứng là thua.

Để tiếp cận thị trường cần marketing hàng Việt. Một trong những lợi thế tại Pháp là họ có ấn tượng tốt với VN, nhưng đó chỉ là tiền đề. Chúng ta phải đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, ngay từ khẩu vị, bao bì, an toàn thực phẩm... 

Có người tự hào với chúng tôi đạt được chuẩn để xuất khẩu mật ong sang châu Âu nhưng không biết rằng châu Âu, đặc biệt là Pháp và Ý, sản xuất mật ong lâu đời, tiêu chuẩn rất ngặt nghèo khi xem xét cách nuôi ong, có giết ong hay không. 

Ngay cả tiêu chuẩn bao bì cũng cần tìm hiểu. Như 1 khẩu trang vải kháng khuẩn phải để trong 1 bao riêng, không nên 5 cái trong 1 bao bì như một số DN đã xuất khẩu vừa qua.

Hay như khi bán cà phê, chúng ta hay bán cà phê hòa tan, có vị đường rất nhiều, trong khi dân châu Âu sợ đường. Nhiều DN nhỏ lẻ ở VN cứ muốn vào thẳng siêu thị Pháp, sao không bắt đầu ở siêu thị châu Á, siêu thị Việt ở Pháp trước?

Thế mạnh có thể qua nhanh

Chúng ta có thế mạnh riêng song EU cũng đang đàm phán FTA với Thái Lan và Indonesia, lúc đó những thế mạnh sẽ giảm xuống. Chúng ta cần đi nhanh hơn để tận dụng cơ hội.

Trải qua đại dịch COVID-19, các nước lớn ở Tây Âu như Đức, Pháp, Ý đều ý thức rằng không nên quá phụ thuộc về nguồn cung ứng Trung Quốc cũng như VN trong thiết bị y tế. Họ sẽ dè dặt trong việc nhập khẩu hàng thiết yếu từ các nước châu Á. Bên cạnh đó, họ đang và sẽ khôi phục chuỗi cung ứng nội địa.

Cuộc chơi sau COVID-19 đã có thay đổi, cơ hội cho VN cũng nhiều, song thách thức cũng không nhỏ. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm một lối đi riêng "thuần Việt", giảm gia công ít giá trị gia tăng để tận dụng triệt để lợi thế.

Sức ép cho nhiều cơ quan

Hiệp định EVFTA sẽ "ép" DN Việt phải cạnh tranh lành mạnh hơn. Cơ quan chức năng VN cũng phải triệt phá hàng xách tay, hàng lậu, hàng nhái, kiểm soát cá nhân không đăng ký kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội.

Nếu chúng ta quản lý lỏng lẻo xem như vi phạm luật cạnh tranh. Các DN Việt cũng buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn rất cao về lao động, môi trường...

Nguyễn Hải Nam (Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp) - Ngọc Hiển ghi
(Theo Tuổi trẻ)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang