08/11/2019 09:08:00 AM
Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất

Kết hôn đa văn hóa là trường hợp người Hàn kết hôn với người nhập tịch, hoặc người nước ngoài; không bao gồm các trường hợp kết hôn giữa những người nhập tịch, hay người nước ngoài với nhau.

 Ảnh minh họa. (Nguồn: theguardian)

Số liệu của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc cho thấy số cặp vợ chồng đa văn hóa đăng ký kết hôn tại nước này trong năm 2018 là 23.773 cặp, tăng 8,5% so với năm 2017. Trong số đó, trường hợp vợ là người Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất.

Kết hôn đa văn hóa là trường hợp người Hàn kết hôn với người nhập tịch, hoặc người nước ngoài; không bao gồm các trường hợp kết hôn giữa những người nhập tịch, hay người nước ngoài với nhau.

Kết hôn đa văn hóa tại Hàn Quốc đã giảm 6 năm liên tiếp từ năm 2010, song có xu hướng tăng trở lại trong năm 2017.

Tổng số cặp kết hôn ở Hàn Quốc trong năm 2018 là 258.000, giảm 2,6% so với năm 2017. Trong đó, các cặp vợ chồng đa văn hóa chiếm 9,2%, tăng 0,9% so với năm trước đó.

Cụ thể, trường hợp vợ là người nước ngoài chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 67%, trường hợp chồng là người nước ngoài chiếm 19,6% và trường hợp có vợ hoặc chồng đã nhập tịch là 14,6%.

Xét theo quốc tịch, trường hợp vợ là người Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất là 30%. Tiếp sau đó là vợ người Trung Quốc (26,1%), Thái Lan (6,6%).

Số gia đình đa văn hóa có vợ là người Việt Nam lần đầu vượt qua Trung Quốc năm 2016, và ngày càng chênh lệch lớn hơn. Trường hợp có chồng là người Trung Quốc chiếm 9,4%, sau đó đến Mỹ (6,2%) và Việt Nam (2,5%).

Độ tuổi kết hôn bình quân lần đầu trong kết hôn đa văn hóa đối với người chồng là 36,4, và đối với vợ là 28,3, tăng lần lượt 0,3 và 0,2 tuổi so với năm 2017.

Xét theo khu vực, đảo Jeju là địa phương có số lượng đăng ký kết hôn đa văn hóa nhiều nhất, chiếm 12%. Tiếp đó là tỉnh Nam Chungcheong 10,7%, thành phố Daejeon 7,3% và thành phố Sejong 4,5%.

Số vụ ly hôn gia đình đa văn hóa là 10.254 trường hợp, giảm 0,5% (53 vụ) so với một năm trước đó. Số trẻ sinh ra trong gia đình đa văn hóa năm 2018 là 18.079 em, giảm 2% so với năm 2017.

Tuy nhiên, độ tuổi sinh đẻ bình quân của phụ nữ gia đình đa văn hóa là 29,8, thấp hơn 3 tuổi so với con số bình quân tổng thể. Số người tử vong thuộc gia đình đa văn hóa là 2.202 người, tăng 10% so với năm 2017./.

Trần Phương/ TTXVN/Vietnam+

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang