12/04/2018 10:10:00 AM
Mình về Hà Tĩnh - lời mời của người con Việt sống xa xứ

"Có thương, thì nghe anh nhủ. Mình về Hà Tĩnh nghe em. Về nghe câu ví dặm, mẹ ru anh. À ơ ...”, là những ca từ mở đầu của tác phẩm Mình về Hà Tĩnh, một giai điệu nhẹ nhàng được phát triển từ dân ca Nghệ Tĩnh như lời quê hương tha thiết thấm vào lòng người.

Tác giả Phạm Khánh Nam 

Lời thơ của tác giả Phạm Khánh Nam, âm nhạc Phan Huy Hà đã mang tới cho người nghe thật nhiều cảm xúc, như nỗi khát khao của những người con sống xa quê hương vẫn luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, muốn được trở về trong miền ký ức của mỗi người. Ca từ của tác phẩm cũng là lời mời thiết tha dành cho tình yêu đôi lứa về với quê hương Hà Tĩnh.

Tác phẩm Mình về Hà Tĩnh được ra đời bằng nỗi niềm và sự đau đáu nhớ về quê hương Hà Tĩnh nơi tác giả Phạm Khánh Nam - được sinh ra và lớn lên, đang thu hút hàng triệu lượt nghe, hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận trên các trang mạng xã hội hiện nay. Tác giả Phạm Khánh Nam tâm sự: "Là một người con Việt sống xa xứ, thì quê hương luôn là điểm tựa để mình lớn lên và phát triển nơi xứ người. Nhớ về quê hương đã làm cho tôi có những cảm xúc tràn trề để viết về tác phẩm Mình về Hà Tĩnh".

Phạm Khánh Nam hiện đang sống tại CHLB Đức được biết đến trong vai trò là Tổng biên tập của Tạp chí Hương Việt, anh được sinh ra bên dòng sông Ngàn Phố - cảnh tình thơ mộng đã cho tác giả cảm hứng viết lên những ca từ lắng đọng gợi thương, gợi nhớ cho những người dẫu chưa một lần đặt chân đến Hà Tĩnh thêm niềm khao khát, mà còn là những nỗi niềm day dứt, tình cảm thiêng liêng, níu bước chân những người con xa quê quay trở về. Tác giả lời bài hát cho biết thêm: "Lời thơ không chỉ ca ngợi về nhữ​​ng phong cảnh thơ mộng của miền đất Hà Tĩnh mà còn gợi lại những ký ức quen thuộc như bụi chuối, buồng cau, bát nước chè xanh hay là trái cam bù đậm ngọt quê hương Hà Tĩnh".

Phần hai của tác phẩm tiếp nối các quãng đẩy dần lên cao, kết câu là nốt ngân dài tạo sự mênh mang vời vợi: “Nước sông La đêm trăng gợn bạc/ Khua mái chèo lặn lội cùng em/ Về nghe em, về say câu ví quê nhà/ Say hương bưởi thơm cam bù trái ngọt/ Về đi em, về thăm dòng sông Ngàn Phố/ Mùa nước nổi vẫn êm đềm như khúc hát mẹ ru... Giai điệu viết ở giọng la thứ, âm nhạc kết trọn mà lòng day dứt mãi không nguôi. Những giai điệu, tiết tấu, âm sắc và ca từ ấy trong sáng tác “Mình về Hà Tĩnh” lại neo đậu trong trái tim của người dân xứ Nghệ nói riêng và khán giả yêu nhạc nói chung. Chất liệu dân ca như hoà quyện trong mỗi ca từ.

Tác giả Phạm Khánh Nam cũng vui mừng khi có cơ duyên đã gặp nhạc sỹ Phan Huy Hà, họ cùng đồng cảm và cảm hứng để viết một giai điệu nhẹ nhàng, được phát triển từ dân ca Nghệ Tĩnh tha thiết thấm vào lòng người như lời trong tác phẩm nói về dòng sông Ngàn Phố: "Mùa nước nổi vẫn êm đềm như khúc hát mẹ ru".

Mình về Hà Tĩnh

Lời: Phạm Khánh Nam

Nhạc: Phan Huy Hà

Có thương, thì nghe anh nhủ

Mình về Hà Tĩnh nghe em

Về nghe câu ví dặm, mẹ ru anh

À ơ...

 

Về nghe em, nắng hè đất nẻ,

Gió Lào qua, bụi chuối, buồng cau.

Mời em bát nước chè xanh

Tình sâu nghĩa nặng quê anh nhớ về.

 

Quê hương anh, đi mô mà nỏ nhớ

Hà Tĩnh ơi sâu nặng ân tình

Mình về Hà Tĩnh mình đi

Nghe câu hò tình quê dịu ngọt.

 

Nước sông La đêm trăng gợn bạc

Khua mái chèo lặn lội cùng em

Về nghe em, về say câu ví quê nhà

Say hương bưởi thơm cam bù trái ngọt.

 

Về đi em, về thăm dòng sông Ngàn Phố

Mùa nước nổi vẫn êm đềm như khúc hát mẹ ru.

Phạm Khánh Nam được cộng đồng kiều bào tại CHLB Đức biết đến trong vai trò là Tổng Biên tập Tạp chí Hương Việt, một tờ báo tiếng Việt online rất có uy tín tại CHLB Đức. Nội dung tờ báo là cây cầu nối văn hoá giữa hai quốc gia Việt - Đức, luôn cập nhật và đăng tải một cách nhanh nhất, chính xác và kịp thời nhất về các vấn đề về thời sự, văn hoá xã hội của hai quốc gia.

Hơn hai mươi năm sống, học tập và trải nghiệm trên đất khách, Phạm Khánh Nam là thế hệ cuối 8X vẫn nói chất giọng miền Trung trầm, ấm. Anh cho biết, đấy cũng là một nét khác biệt, để nhắc mình luôn nhớ mình là người Việt Nam.

Ca sỹ Minh Ngọc thể hiện bài hát Mình về Hà Tĩnh:

Khả An (CHLB Đức)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác
  • Nghĩ về mẹ (08/03/2024)
  • Sa lưới (05/03/2024)
  • Một thoáng chiều thu (31/10/2023)
  • Chiều nắng hạ (11/07/2023)
  • Xúc động những vần thơ về Trường Sa của kiều bào Đức (27/06/2023)
  • Vương trong sương mù (20/06/2023)
  • Nàng Thơ (30/03/2023)
  • Vành khăn tang trắng (14/03/2023)
  • Khúc hát Xuân (24/02/2023)
  • Ngủ đi em (14/02/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang