19/03/2018 07:52:00 AM
Kiều bào trẻ Việt Nam: Thăm quan khu rừng ngập mặn Cần Giờ

Tiếp tục trong chuỗi hoạt động, sáng 18/3, Đoàn kiều bào trẻ về tham dự Tọa đàm “Giao lưu giữa kiều bào trẻ lập nghiệp tại Việt Nam và thanh niên trong nước” đã tới thăm Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ để tìm hiểu về môi trường. Đây là hệ sinh thái duy nhất tại Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Đoàn chụp ảnh kỷ niệm với Ông Lê Minh Dũng, chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (người đứng giữa)

Đến với Cần Giờ, Đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu chi tiết về nơi đây. Với lịch sử hào hùng trong hơn 300 năm hình thành và phát triển, địa danh Cần Giờ đã trở nên thân quen với người dân TPHCM và nhân dân cả nước, bởi nơi đây là huyện biển duy nhất của TPHCM. Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km về phía Đông Nam, Cần Giờ có diện tích tự nhiên 70.421 ha (bằng 1/3 diện tích toàn Thành phố), trong đó đất rừng chiếm trên 38.000 ha, sông rạch chiếm 22.850 ha, phần còn lại là đất nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái, làm muối và đất chuyên dùng. Đây là nơi có nhiều tiềm năng to lớn về rừng và biển với môi trường trong lành, nhiều cảnh quan hấp dẫn. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã chính thức gia nhập mạng lưới quốc tế các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là khu rừng tái sinh tự nhiên và hơn 30.000 ha rừng được trồng mới, làm chức năng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên. Trong khu rừng ngập mặn này có hơn 200 loài động vật và trên 85 loài thực vật được ghi nhận đang sinh sống.

Với sự nhiệt tình của hướng dẫn viên, Đoàn được biết đến hệ động thực vật vô cùng phong phú khi tham quan sân chim, đầm dơi, trại cá sấu,… và phấn khích thú vị với hoạt động câu cá sấu, chèo thuyền.

Rảo bước nhẹ nhàng trong khu rừng nguyên sinh, bạn Davis Ngô, kiều bào tại Mỹ, cho biết: Đây là lần đầu tiên em tới Khu du lịch Cần Giờ, thật sự rất ấn tượng với quang cảnh nơi đây, đất nước ta thật đẹp và phong phú. Qua đây em nghĩ việc trở về và lập nghiệp tại TPHCM là lựa chọn đúng đắn. Hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều bạn trẻ thấy được ý nghĩa này.

Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, chia sẻ nơi đây được ví như “lá phổi xanh” của TPHCM khi sở hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc, chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu duyên hải. Tuy nhiên, Cần Giờ vẫn chưa phát huy được lợi thế sẵn có. Do đó, ông rất mong các kiều bào trẻ bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình có những ý tưởng để Cần Giờ định hướng phát triển bền vững trong tương lai, cũng như cân đối dược việc phát triển với bảo vệ môi trường.

Bạn Daniel Hoài Tiến, kiều bào tại Mỹ, đóng góp ý kiến cho sự phát triển của Huyện Cần giờ 

Đại diện cho các bạn trẻ, bạn Daniel Hoài Tiến - kiều bào tại Mỹ, người có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ môi trường tại Đồng bằng Sông Cửu Long - cho biết: “Chúng ta gìn giữ không có nghĩa chúng ta đóng chặt. Tuy nhiên, các nhà quản lý nên suy nghĩ về việc tăng cường liên kết, tạo cầu nối cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Cần Giờ, lưu ý đến những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương có thể tận dụng để phát triển như du lịch ẩm thực hải sản, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, hoặc kết hợp dựng những nhà bè nổi trên sông để người dân và du khách có trạm dừng chân, tham quan các khu vực nuôi hào, sò huyết của ngư dân ven biển; đồng thời có những quy định pháp lý để định hướng tìm ra mô hình phát triển vùng đất này để người nông dân có thể sống tốt hơn, làm sao Cần Giờ hòa nhập được với sự phát triển chung của xã hội. Theo đó, phát triển Cần Giờ nên theo tiêu chí, không đánh đổi môi trường sinh thái, đảm bảo tính bền vững, gắn với tính chất, chuẩn mực môi trường ở đây".

Kết thúc hành trình trải nghiệm tại Cần Giờ, Đoàn kiều bào trẻ đã có những ấn tượng thú vị khi được hiểu biết thêm về một vùng đất mới của Thành phố. Sau chuyến đi này, nhiều bạn trẻ đã có những ý tưởng kết nối trong tương lai để tạo ra những giá trị lợi ích nâng cao đời sống của người dân, như những chia sẻ thật lòng của bạn Danny Đăng, kiều bào tại Singapore: "Có ra đi thì sẽ có trở về, không ở đâu ấm áp bằng quê hương chúng ta, đóng góp cho cộng đồng chính là một phần trách nhiệm của chúng em".

Thúy Phạm

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Họa sĩ Mai Trung Thứ với những thước phim về Ngày lễ Độc lập và Bác Hồ tại Pháp năm 1946
Kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Du học xong nên về nước hay ở lại? (Kỳ 1)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam gặp gỡ kiều bào tại Nouvelle Calédonie
Doanh nhân Việt kiều châu Âu chờ đón cơ hội của hội nhập kinh tế
Đoàn kiều bào dự Lễ Kỷ niệm 2/9 dâng hương Đền Trần, Chùa Phổ Minh tỉnh Nam Định
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang