05/11/2018 03:48:00 PM
Chuyên gia bệnh học thực vật Nguyễn Hoàng và giấc mơ hệ sinh thái tri thức

Là một trong số 100 nhà tri thức người Việt ở nước ngoài nhận lời mời về nước trao đổi về tiến trình thúc đẩy cách mạng 4.0 ở Việt Nam tại "Hội nghị Tầm nhìn và giải pháp ứng dụng KHCN trong phát triển nông nghiệp bền vững", Tiến sỹ (TS) Nguyễn Hoàng, chuyên gia về bệnh học thực vật, Đại học California, Davis (Hoa Kỳ) đã có những đề xuất về việc xây dựng hệ sinh thái tri thức, giúp cho nông nghiệp Việt Nam tận dụng được những lợi thế và cơ hội của nước đi sau trong tiến trình xây dựng nền nông nghiệp thông minh 4.0.

 TS Nguyễn Hoàng, một trong số 100 trí thức người Việt ở nước ngoài nhận lời mời của Chính phủ
về nước để trao đổi về tiến trình thúc đẩy cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

Từ đầu não nông nghiệp của tiểu bang California

Tại Khoa Bệnh học Thực vật, Đại học California, Davis (UC Davis), một phức hợp đầu não của các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và triển khai cho ngành nông nghiệp của toàn bộ tiểu bang California, Nguyễn Hoàng nhận bằng Tiến sĩ cho nghiên cứu về việc khôi phục một loài thực vật gần như tuyệt chủng.

Nghiên cứu của TS Nguyễn Hoàng sau đó đã được giới thiệu bởi nhiều phương tiện truyền thông và được Hiệp hội Sinh học Vitro trao tặng.

Làm việc tại một trong những trường Đại học Nông nghiệp hàng đầu thế giới, TS Nguyễn Hoàng đã được trực tiếp nhìn thấy hiệu quả của việc xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp dựa trên tri thức.

Theo TS Nguyễn Hoàng, các nước phương Tây như Hoa Kỳ, mô hình khuyến nông đã được triển khai thành công giữa nghiên cứu của các viện nghiên cứu và các nhà sản xuất chính về nông nghiệp.

Vai trò tập trung của Dịch vụ Thực vật Foundation của UC Davis và Kho lưu trữ mầm bệnh quốc gia của USDA trong hệ thống sản xuất trái cây California là một ví dụ điển hình cho hệ sinh thái nông nghiệp dựa trên tri thức.

Tại UC Davis cũng như nhiều trường đại học Hoa Kỳ, trường đại học kết hợp với các trung tâm của Bộ Nông nghiệp thành một trung tâm tri thức, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như các doanh nghiệp lâu đời có thể yên tâm tập trung vào khâu sản xuất.

Các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ doanh nghiệp sẽ được bộ phận triển khai (Cooperative extension) do Bộ Nông nghiệp và trường đại học hỗ trợ. Các vấn đề liên quan đến bản quyền được thực thi nghiêm chỉnh giúp doanh nghiệp yên tâm sẽ không bị đánh cắp bản quyền. Trường đại học sẽ phát triển các công nghệ cốt lõi, xử lý các vấn đề lớn, sau đó doanh nghiệp sẽ xử lý phần còn lại.

Tại nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển, Viện đại học đa ngành và hệ thống Cooperative extension đã trở thành“át chủ bài” trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Hệ thống Cooperative extension là con thoi chạy giữa trường đại học, bộ nông nghiệp và doanh nghiệp. Được giao nhiệm vụ giúp doanh nghiệp phát triển và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Chính lực lượng này triển khai các chỉ đạo từ xa của Bộ Nông nghiệp, mang tri thức đến cho doanh nghiệp và mang các đầu bài đến cho các giảng viên khác trong trường đại học và viện nghiên cứu.

Không phủ nhận nguồn gốc sâu xa của phần lớn kỹ thuật nông nghiệp hiện đại vẫn đến từ các nước phương Tây, đặc biệt là Hà Lan, Pháp và Đức cách đây nhiều trăm năm, nhưng theo TS Nguyễn Hoàng, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Israel… những nước đang có nền nông nghiệp phát triển là thế hệ kế thừa thông minh. Những nước này, với sự đầu tư bài bản của chính phủ đã hấp thu nhanh chóng và phát triển thành công các hình thái nông nghiệp đặc thù. Họ gửi một lượng lớn du học sinh đi thu thập và mang công nghệ về nước nhà sử dụng theo nhiều cách rất riêng.

“Như vậy, vấn đề cốt lõi chính là công tác xây dựng cầu nối, hấp thu công nghệ từ nước ngoài một cách có hệ thống, phục vụ cho quá trình chuyên canh, chuyên môn hoá nông nghiệp trong nước, giảm bớt chi phí nghiên cứu trong nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả cuối cùng”, TS Nguyễn Hoàng khẳng định.

Đến xây dựng cầu nối cho hệ sinh thái tri thức 4.0

TS Nguyễn Hoàng nhận định “Cuộc cách mạng 4.0 là thời cơ vàng để ngành nông nghiệp Việt Nam thay da đổi thịt”. Để làm được điều này, theo TS Nguyễn Hoàng, Chính phủ, Doanh nghiệp và Du học sinh cần tận dụng nguồn giống và quy trình công nghệ của các nước lớn để chuyển về Việt Nam.

Với sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mang tính thay đổi cục diện (game changer technologies) trong thời gian gần đây, TS Nguyễn Hoàng cho rằng công nghệ quan trọng nhất đã, đang, và sẽ thay đổi cục diện của nông nghiệp Việt Nam chính là Internet.

Với Internet, người dân trong nước có thể cập nhật kho tàng tri thức, công nghệ vô tận có sẵn của thế giới và làm việc trực tiếp với chuyên gia quốc tế. Đây chính là cầu nối trong thế giới phẳng, giúp người dân tiếp cận tri thức nông nghiệp của thế giới với chi phí thấp nhất.

Nhận thấy tiềm năng này, trong thời gian làm việc tại UC Davis, TS Nguyễn Hoàng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận đăng kí tại California, một cộng đồng chuyên gia ngành nông nghiệp toàn cầu VietAgGlobal (www.vietagglobal.com), với mục tiêu kết nối trực tiếp chuyên gia và doanh nghiệp.

VietAgGlobal tập hợp các sinh viên tốt nghiệp Việt Nam, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới và các thành viên làm việc, phối hợp trực tuyến qua internet để tổ chức các hoạt động và kết nối trong nước.

Trong tương lai, VietAgGlobal sẽ hướng đến xây dựng (hoặc hỗ trợ xây dựng) các cơ sở dữ liệu funding trong nước và quốc tế, cơ sở dữ liệu chuyên gia và một số lớp học trực tuyến. Đây là một cách hiệu quả để tận dụng mạng lưới internet đưa tri thức về mọi vùng nông thôn Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của tổ chức giáo dục Việt Nam (VEF), TS Nguyễn Hoàng đã tổ chức hai hội thảo nông nghiệp bền vững ở Mỹ, đó là Hội thảo nông nghiệp bền vững I và II tại Arizona (2016) và District of Columbia (2017). Cùng với đó, việc đưa nhiều đoàn trong nước sang Mỹ và đưa nhiều chuyên gia Mỹ về Việt Nam.

Cũng theo TS Nguyễn Hoàng, cần xây dựng mối quan hệ đa phương với các cơ sở nông nghiệp lớn trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Israel, Nhật và Úc… Điều này là hoàn toàn khả thi do các trường Đại học California, Davis, Đại học Wageningen là các cơ sở lớn nhất thế giới về nông nghiệp, hiện đang đặt mục tiêu toàn cầu hoá.

Bởi vậy, việc trao đổi giảng viên, sinh viên thường xuyên sẽ là tiền đề để nâng chất lượng đào tạo, cũng như mở ra cây cầu vận chuyển quy trình công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam.

“Nhà nước cần đầu tư những cây cầu này để giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm đến chuyên gia giỏi và tránh biến Việt Nam thành nước gia công nông sản thô”, TS Nguyễn Hoàng nhấn mạnh.

Từ bỏ một môi trường làm việc hàng đầu thế giới, tháng 7.2018, TS Nguyễn Hoàng đã chính thức trở về Việt Nam và hiện đang là giảng viên môn bệnh học cây trồng, tại bộ môn Công nghệ thực vật, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Nói về điều này, chuyên gia bệnh học thực vật chia sẻ: “Ở đâu cũng là giải bài toán và tôi là người Việt Nam nên công việc của tôi sẽ có ý nghĩa hơn khi tôi giành thời gian của mình để giải bài toàn cho người Việt”./.

(Báo ảnh Việt Nam)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand đoàn kết phát triển, vững mạnh
Vai trò, vị trí của Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga trong xu thế phát triển chung
Hội chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Đan Mạch thảo luận kế hoạch hoạt động năm 2024
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt
Phát động cuộc thi viết đoạn văn, thơ về 'Người phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ'
Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024 - Cơ hội tìm kiếm nhân tài
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”
Thông báo số 2 về Chương trình Xuân Quê hương 2024
Kiều bào - Nguồn lực quan trọng trong đầu tư xanh
Lan toả thương hiệu du lịch xanh, bền vững ở quê hương
Hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” sẽ diễn ra tại Hải Phòng
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Kết luận 12 đã thực sự đi vào đời sống
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang