22/05/2020 03:00:00 PM
Giải đáp về quốc tịch và các vấn đề liên quan

* Hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, hiện sống tại Việt Nam. Tôi có chị ruột ở Đài Loan gần 10 năm; hiện chị tôi đã có quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc)...

Xin hỏi:

  1. Như vậy chị tôi có bị mất quốc tịch Việt Nam không? (Chị tôi hiện còn giấy CMND ở Việt Nam). Nếu mất quốc tịch Việt Nam thì chị tôi phải làm gì để được nhập lại quốc tịch Việt Nam? Thủ tục thế nào và người nhà ở Việt Nam có thể làm thay cho chị tôi được không?
  2. Nếu chị tôi về thăm gia đình và sinh con ở Việt Nam, thì con của chị tôi có thể nhập quốc tịch Việt Nam và làm giấy khai sinh Việt Nam cho bé được không?

* Trả lời:

1. Xác định tình trạng quốc tịch Việt Nam và thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam:

a. Xác định trạng thái quốc tịch Việt Nam:

Theo Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi 2014 (Luật Quốc tịch Việt Nam), chị ruột của bạn có thể chưa bị mất quốc tịch Việt Nam bởi đối với người trưởng thành, chỉ có 02 trường hợp không còn quốc tịch Việt Nam:

  1. Thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài.
  2. Bị tước quốc tịch Việt Nam do có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hoặc đến uy tín của nước Việt Nam.

Người xin thôi quốc tịch sẽ phải chủ động thực hiện thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam. Sau khi hoàn thành thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ được Chủ tịch nước ra quyết định về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam (Khoản 1 và 6 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam). Mặt khác, nếu công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, Chủ tịch nước cũng ban hành một quyết định liên quan đến việc tước quốc tịch Việt Nam (Khoản 1 Điều 32 Luật Quốc tịch Việt Nam).

Như vậy, chị ruột của bạn cần phải xem xét lại trong lúc thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Đài Loan đã từng làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Chủ tịch nước có ra quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc quyết định tước quốc tịch Việt Nam hay không, để xác định tình trạng còn quốc tịch Việt Nam của chị ruột bạn.

b. Trở lại quốc tịch Việt Nam:

Trong trường hợp chị ruột của bạn đã mất quốc tịch Việt Nam và có nhu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam thì Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:

  1. Xin hồi hương về Việt Nam
  2. Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam
  3. Có công lao hoặc mang lại lợi ích cho Việt Nam
  4. Thực hiện đầu tư tại Việt Nam

Lưu ý: Trong trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 05 năm mới có thể trở lại quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm (Khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 15 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam {Nghị định 16/2020/NĐ-CP}):

  1. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Mẫu số TP/QT-2020-ĐXTLQT.1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP);
  2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
  3. Bản khai lý lịch (Mẫu số TP/QT-2020-BKLL ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP);
  4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  5. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam, là một trong những giấy tờ sau:
    (1) Giấy tờ chứng minh đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam;
    (2) Giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây.
  6. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam:
    (1) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
    (2) Giấy tờ chứng minh việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp 03 bộ hồ sơ nêu trên tại Sở Tư pháp nơi cư trú nếu đang cư trú ở trong nước; nộp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại nếu đang cư trú ở nước ngoài (Khoản 6 Điều 15 Nghị định 16/2020/NĐ-CP).

2. Lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho trẻ:

Theo nguyên tắc của Luật Quốc tịch Việt Nam tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam, trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì trẻ sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu có thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

Như vậy, nếu muốn cho bé mang quốc tịch Việt Nam và làm giấy khai sinh Việt Nam thì chị ruột của bạn hoặc chồng của chị ấy cần phải có quốc tịch Việt Nam.

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Là người gốc VN thì có được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân VN?
Tôi muốn về Việt Nam học đại học, phải làm sao?
Chú tôi có bị bắt khi về thăm Việt Nam? (phần 1)
Tôi có được hưởng lương bảo hiểm xã hội ở VN nữa không?
Các bước thủ tục để được nhập khẩu miễn thuế xe hơi dùng trong gia đình
Về thủ tục đổi giấy phép lái xe do nước ngoài cấp để sử dụng ở Việt Nam
Giải đáp thắc mắc liên quan quyền sử dụng nhà và đất ở
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang