12/09/2013 08:51:58 AM
Sao mày đối thiếu một chữ?

Trong các bậc văn nhân tiền bối nước ta như các cụ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, bà Đoàn Thị Điểm đều nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt khi còn nhỏ và làm cho mọi người nể phục.

Nhưng kỳ lạ hơn hết, thật không ai bằng cụ Trạng Vũ Công Duệ, người làng Trình Xá, tỉnh Sơn Tây, mới ngoài 20 tuổi đã đỗ Trạng Nguyên làm quan đến chức Đô Ngự Sử cuối đời nhà Lê. Tính khí của cụ rất cương trực khiến các quan văn võ đều nể sợ. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, cụ cương quyết không theo phe nghịch thần, cụ mắng chửi Mạc Đăng Dung thậm tệ rồi ôm ấn nhảy xuống cửa thần phù tự tử chết.

 Thuở nhỏ Công Duệ nhà rất nghèo, một hôm cùng mấy bạn đồng lớp trên đường đi học, Công Duệ lấy đất sét nặn thành con voi, bắt bốn con cua làm chân, bắt hai con bướm làm tai, bắt một con đỉa làm vòi. Thành ra con voi bằng đất sét biết đi, biết vẫy tai và co vòi lên xuống.
Lúc đó một vị quan đang cưỡi ngựa đi qua thấy lạ liền dừng ngựa lại xem. Sau khi hỏi Công Duệ một vài câu, thấy Công Duệ đối đáp trôi chảy chứng tỏ là một đứa bé có học và thông minh nên vị quan muốn thử tài mới bảo:

- Mày đã đi học rồi, vậy ta ra cho câu đối, nếu mày đối được ta sẽ thưởng tiền cho.

Công Duệ đồng ý và vị quan ra câu đối như sau:
 - Đồng tử lục thất nhân, vô như nhĩ sảo
(Trẻ nít sáu bảy đứa, không ai hơn mày khéo)
Trước khi đối, Công Duệ hỏi vị quan:
- Thế ông là gì đã?
Vị quan trả lời:
 -Ta là Lang Trung, mỗi tháng lãnh hai ngàn thạch lúa.
 Quan nói xong, Công Duệ liền ứng khẩu đối:
 - Lang Trung nhị thiên thạch, mạc nhược công...
(Quan Lang hai ngàn thạch, không ai bằng ông...)
Nghe Công Duệ đối như thế, vị quan ngạc nhiên mới hỏi:
 -Tại sao mày đối thiếu một chữ?
Cậu bé Công Duệ mỉm cười, trả lời một cách hóm hỉnh:
- Còn một chữ nữa tôi để dành, hễ quan lớn thưởng tiền thật thì tôi đối là “Liêm”, bằng không thì tôi đối là “Tham”.
Vị quan nghe nói phải phục tài bèn móc túi lấy tiền thưởng cho cậu bé Công Duệ để lấy được chữ “Liêm”, nên câu đối thành:
Lang Trung nhị thiên thạch, mạc nhược công liêm.
(Quan Lang hai ngàn thạch, không ai bằng ông liêm)

(ST)

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Bài thơ con cóc (05/09/2013)
  • Nguyên Phi Ỷ Lan (29/08/2013)
  • Trạng “Lợn” - Nguyễn Nghiêu Trư (22/08/2013)
  • Danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều cuộc đời và sự nghiệp (15/08/2013)
  • Giai thoại Trạng nguyên Hoàng Văn Tán (08/08/2013)
  • Giai thoại văn học về đình Nguyên Thám Hoa Nguyễn Đăng Cảo (01/08/2013)
  • Đổi họ để đi thi (27/06/2013)
  • Giai thoại về Đào Duy Từ (20/06/2013)
  • Bước ngoặt cuộc đời (02/05/2013)
  • Xướng Hán - Họa Nôm (25/04/2013)
Các tin khác
  • Mơ bến Đào nguyên (25/05/2018)
  • Cần thêm nhiều ý tưởng “nuôi” sáng tác văn học (26/07/2017)
  • "Thời xa vắng" - Hành trình từ văn học đến điện ảnh (19/07/2017)
  • Say men rượu men tình (28/06/2017)
  • Viết để trả nợ cho đồng đội, quê hương (21/06/2017)
  • Nghệ thuật ngâm thơ: Gần gũi tâm hồn người Việt (07/06/2017)
  • Chữ viết tay của nhà văn - hình bóng thời đại đã mất? (31/05/2017)
  • Tấm bia và bài thơ của liệt sĩ Hoàng Lộc (24/05/2017)
  • Xuân Diệu thăm nhà Phạm Hổ (10/05/2017)
  • Tên thật và bút danh (26/04/2017)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Câu đối viếng đám ma*
Hoa sen trong giếng ngọc
Giai thoại về Hồ Xuân Hương
Lê Quí Đôn "thần đồng trí nhớ"
Giai thoại về Hàn Mặc Tử
Giai thoại về Tản Đà
Mơ bến Đào nguyên
Cần thêm nhiều ý tưởng “nuôi” sáng tác văn học
"Thời xa vắng" - Hành trình từ văn học đến điện ảnh
Say men rượu men tình
Viết để trả nợ cho đồng đội, quê hương
Nghệ thuật ngâm thơ: Gần gũi tâm hồn người Việt
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang