24/08/2009 07:00:46 AM
Nát như tương

Với việc miêu tả trực quan trạng thái nát nhừ, bể vụn của vật thể, thành ngữ nát như tương có nghĩa gần giống như thành ngữ nát như cám. Tuy nhiên, nát như tương còn có ý nghĩa trừu tượng hơn. Trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, thành ngữ này thường dùng để biểu thị sự hư hỏng, đổ nát của một tổ chức, một thể chế…

Về cách làm tương, trong dân gian có câu: “xôi giặt ba ngày, đậu liền rang, chín tương hai muối ngọt như đàng”. Nghĩa là để cơm nếp mốc ủ ba ngày, rồi rang đậu tương bỏ ngâm, sao cho ba lần nổi ba lần chìm, sau đó mới cho muối theo tỉ lệ muối hai tương chín. Làm đúng theo quy cách như vậy, thì tương sẽ ngọt như đàng (đường). Trong quy trình này, hạt đậu tương phải chịu sự chìm nổi theo thời gian, thành ra khi tương có thể ăn được thì hạt đậu tương cũng nát. Hèn gì trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ nát như tương hay nát như tương bần (bần: Bần yên Nhân, nơi làm tương ngon nổi tiếng thuộc Hưng Yên ngày nay). Trước hết, nát như tương được dùng để chỉ sự nát vụn, nát nhừ của vật thể.

Với việc miêu tả trực quan trạng thái nát nhừ, bể vụn của vật thể, thành ngữ nát như tương có nghĩa gần giống như thành ngữ nát như cám. Tuy nhiên, nát như tương còn có ý nghĩa trừu tượng hơn. Trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, thành ngữ này thường dùng để biểu thị sự hư hỏng, đổ nát của một tổ chức, một thể chế…

Thành ngữ nát như tương, trong nhiều trường hợp còn được dùng để chỉ một trạng thái tinh thần: đau đớn ưu phiền đến mức độ cao:

“Đào trên mây, hạnh giữa trời

Nghĩ cho nát dạ người như tương”

(Nguyễn Huy Tự. “Hoa tiên”)

Ở phương diện này, đôi khi chúng ta thấy thành ngữ nát như tươm được dùng thay thế nát như tương:

“Mảnh riêng còn nát như tươm

Càng ngơ ngẩn bóng càng năn nỉ tình”

Cái đớn đau dày vò tâm can đến mức độ cao mà thành ngữ nát như tương biểu thị còn có thể được lặp lại trong các thành ngữ nát gan nát ruột (nát ruột nát gan) héo gan héo ruột (héo ruột héo gan).v.v…

Trong tiếng Việt, nát như tương còn thấy xuất hiện với chức năng biểu thị chất lượng kém, trình độ tồi của một số sản phẩm trí tuệ: văn nát như tương, lý sự nát như tương:

“Đến điều lí sự nát như tương

Ngẫm sự văn chương đen tựa mực”

Hẳn là nát trong văn như tương, lý sự nát như tương, không phải là từ nát chỉ sự vỡ vụn, nhừ bấy của vật thể. Trong trường hợp này, nát là yếu tố biểu thị sự kém cỏi về trí tuệ. Chúng ta đã từng thấy ý nghĩa này trong từ dốt nát của tiếng Việt.

 

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Niêu cơm Thạch Sanh
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Lòng vả cũng như lòng sung
Ông chẳng bà chuộc
Hàng tôm hàng cá
Há miệng chờ sung
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang