27/10/2008 05:51:43 PM
Giải thích thành ngữ:Đèo heo hút gió

Nếu chỉ xem xét ý nghĩa chung, ý nghĩa tổng thể thì thành ngữ đèo heo hút gió là một thành ngữ đơn giản, dễ hiểu. Trước hết, người Việt thường dùng thành ngữ này để chỉ nơi rừng núi hoang vu, thiếu vắng người qua lại.

Cái Xuân gặp anh bộ đội nào đó ở chốn đèo heo hút gió này là một điều mừng, hãy để cho họ tận hưởng niềm vui nghiêm chỉnh ấy nên thôi không úm nữa”. (Xuân Thiều/ Trời xanh).

Trong tiếng Việt, thành ngữ đèo heo hút gió còn biểu hiện ý nghĩa “xa xôi, cách trở của những vùng, miền, của những đường đi lối lại nói chung”. Thí dụ: “Hiện nay bát hoa men đã tới quê tôi nhưng một số nơi quá đèo heo hút gió hãy còn dùng bát vỡ, móng tre” (Văn nghệ 9-1960). “Trước kia tôi hoàn toàn không biết rằng đi trên những thiên lý đường đi, dù đường đèo heo hút gió xa lắc mấy trùng cũng không ai bỏ đường ra đấy cho thiên cho địa” (Xuân Diệu. “Đi trên đường lớn”). Dù hiểu với ý nghĩa nào thì thành ngữ đèo heo hút gió đều được nói về sự xa vắng, cách trở, gây cảm giác hoang sơ, buồn lặng và cô đơn. Tuy nhiên, muốn hiều rõ từng từ từng chữ trong thành ngữ thì lại không đơn giản. Cho đến nay, cách nghĩ các chữ heo, hút trong đèo heo hút gió chưa thống nhất. Phần lớn mọi người đều nhận thức heo, hút là hai yếu tố của một từ phức heo hút với nghĩa “ở vào nơi vắng và khuất, gây cảm giác buồn và cô đơn”. Theo đó, thành ngữ đèo heo hút gió là kết quả của sự giao kết ba từ đèo-heo hút-gió. Ưu thế của cách hiểu này là giải thích rõ được hết mọi từ trong thành ngữ. Nhưng, ở đây cũng bộc lộ những bất hợp lý, khó có thể biện minh được. Trước hết trong tiếng Việt, heo hút không có khả năng kết hợp với gió. Heo hút thường đi sau các danh từ chỉ vị trí, địa danh chứ không thể đứng trước hoặc sau các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,... để bổ nghĩa về tính chất “xa vắng cách trở, cô đơn”. Hơn nữa, nếu xem heo hút là một từ như cách hiểu này, người ta không giải thích được dạng thức hút gió đèo heo vốn là một biến thể của thành ngữ đèo heo hút gió. Thí dụ: “Họ tống đến nơi quân dịch đang gào, nơi hút gió đèo heo” (Trinh Đường. “Hoa gạo”).

Từ những bất hợp lý trên, chúng ta phải nghĩ đến hướng tìm tòi khác để giải thích các chữ heo, hút cho hợp lý. Điều cần được chú ý trước nhất là phải dựa vào luật đối và điệp, vốn rất phổ biến trong cách cấu tạo thành ngữ tiếng Việt. Theo hướng này, đèo heo hút gió được xem xét trên cơ sở đối ý đối lời. Ở thành ngữ này có sự đối ý giữa đèo heohút gió và đối lời giữa đèo hút, giữa heo gió. Ở cặp đối heogió, chúng ta dễ nhận ra heogió cùng nghĩa. Ta có thể nhận thấy heo có nghĩa như gió trong heo may, trời hanh heo. Heo chính là gió lạnh mùa thu – đông, một thứ gió hanh khô, gây cho da nứt nẻ. Ở cặp đèohút thì chỉ có từ hút là phải làm rõ nghĩa. Như đều biết, trong tiếng Việt vốn có từ hút với nghĩa động từ chỉ “hoạt động cuốn theo luồng, theo dòng, làm cho nước và khí, gió xoay tròn”. Động từ hút được chuyển thành danh từ chỉ luồng nơi tập trung dòng chảy, luồng xoáy như hút nước, hút gió. Chữ hút trong thành ngữ đèo heo hút gió là từ hút danh từ này. Vậy là, nhờ có những cứ liệu trên, chúng ta đều thấy rõ thành ngữ đèo heo hút gió hoàn toàn tuân thủ theo luật đối điệp và tương hợp về từ loại cũng như về ý nghĩa. Đây là dạng thức thường gặp trong cấu trúc thành ngữ tiếng Việt, lệ như chân lấm tay bùn, lòng chim dạ cá, lòng son dạ sắt. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn hơn khi nhận thấy một biến thể khác của thành ngữ đèo heo hút gióđèo mây hút gió hoàn toàn hiện rõ nguyên hình là một thành ngữ đối và điệp. Ví dụ: “Có người bị giặc truy bức đành bỏ quê hương, lạc loài đến vùng đèo mây hút gió để kiếm sống như nghệ sỹ Ngọc Cần ở Plâyku” (Văn học nghệ thuật 11-1976).

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Niêu cơm Thạch Sanh
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Lòng vả cũng như lòng sung
Ông chẳng bà chuộc
Hàng tôm hàng cá
Há miệng chờ sung
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang