14/07/2016 10:38:00 AM
Đoan môn

Đoan môn là một trong năm công trình trên mặt đất của Hoàng thành còn được lưu giữ cho đến hôm nay. Đây là cổng thành phía Nam của Cấm thành, mở ra Hoàng thành, là nơi qua lại của nhà vua, người thân của vua, các quan lại mỗi khi vào chầu vua… Đoan môn gồm năm cửa – trong đó có một cửa chính, hai cửa phụ, hai cửa ngách – và ba tầng lầu. Ngay tại khu vực Đoan môn, giới khảo cổ Việt Nam mới phát hiện con đường “thần đạo” nối giữa công trình này với điện Kính Thiên và Kỳ đài. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công trình này trong hệ thống kiến trúc Hoàng thành xưa…

  • Đoan môn ẩn hiện dưới rợp bóng cây cổ thụ, càng làm nổi bật vẻ rêu phong, cổ kính của công trình này

  • Trên tầng lầu thứ ba đặt một ban thờ nhỏ

  • Tầng lầu thứ ba trổ cửa vòm ba hướng, mái lợp hai tầng tám mái, bốn góc mái tầng hai được trang trí bằng rồng cuốn. Những công trình dành cho nhà vua thường được trang trí bằng hình tượng rồng cuốn như thế này

  • Phía trên cửa chính giữa tầng lầu thứ hai được đắp nổi ba chữ Hán: “Ngũ môn lầu”, nghĩa là “Lầu năm cửa”. Bởi vậy, nhiều người vẫn gọi Đoan môn là “Ngũ môn lầu”

  • Hệ thống cửa trong tầng lầu thứ hai được thiết kế theo hình lục giác, khác biệt hoàn toàn với lối cửa cuốn tò vò phía trước và hai bên cánh gà

  • Thậm chí, cả những cây hoa đại cổ thụ cũng xuất hiện trên tầng lầu thứ hai. Điều này cho thấy bề mặt thành được gia cố hết sức công phu

  • Tầng lầu thứ hai có khuôn viên rất rộng hai bên, được trang trí bằng những ô đất trồng thảm cỏ, cây xanh…

  • Tầng lầu thứ hai có hệ thống cửa phía trong và phía ngoài phong phú, chia tầng lầu thành nhiều khoang nhỏ. Trước đây, tầng lầu này có mái xếp chéo rất duyên dáng, làm nổi bật hai tầng mái cong bên trên

  • Cầu thang xây gạch dẫn lối lên lầu 2. Đây là lối dành cho quan quân thủ thành lên lầu thực hiện nhiệm vụ canh gác cho Cấm thành, cũng là lối vua lên thành uỷ lạo binh sĩ

  • Mặt trong Đoan môn được thiết kế hình chữ U. “Trục thần đạo” đi qua cửa chính, hai cửa phụ và hai cửa ngách hình chữ L đối xứng hai bên

  • Hai cửa ngách hai bên được xây theo hình chữ L – minh chứng cho tính tương xứng hai bên của “trục thần đạo”

  • Kỳ đài nhìn từ cửa chính Đoan môn. Đường thẳng được lập giữa Kỳ đài – Đoan môn và điện Kính Thiên là trục thần đạo. Đây là đường thẳng chia Hoàng thành làm hai mảng kiến trúc cân đối – lối xây dựng điển hình của Hoàng cung thời phong kiến

  • Phần lớn Đoan môn được xây bằng đá vồ – loại vật liệu có sức bền đáng kinh ngạc

  • Cửa chính, các cửa phụ và cửa ngách được xây cuốn vòm, vừa chắc chắn, vừa có giá trị thẩm mỹ cao

  • Phía trên cổng chính từ ngoài có tấm bảng bằng đá ghi hai chữ Hán: “Đoan môn”. Tấm bảng đá này có từ thời Lý

  • Đoan môn có ba tầng. Tầng một là năm cửa thành. Cửa chính giữa dành cho vua, các cửa bên dành cho các quan

(Theo Hoangthanhthanglong.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Du xuân Cồn Đen
Hà Nội 1010 năm: Thủ đô anh hùng - Từ thành phố vì hòa bình đến thành phố sáng tạo
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang
Cù lao Chàm - Hòn ngọc giữa biển Đông
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang