28/06/2019 04:16:00 PM
Tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng

Then là hình thức sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng phổ biến ở các bản còn của người Tày và người Nùng ở vùng núi Đông Bắc.

 Nghệ thuật hát Then của người Tày, Nùng

Then có nguồn gốc từ lâu đời, trải qua hàng trăm năm tín ngưỡng này vẫn tồn tại và phát triển trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Tày và Nùng ở Việt Nam. Người làm Then có thể là đàn ông hoặc đàn bà, ở Lạng Sơn đàn ông làm Then người ta gọi là “Then Tậc”; đàn bà làm Then gọi là “Mè Then”.

Những người làm Then là người có căn Then, bắt buộc họ phải làm nghề để phục vụ tổ nghề. Nếu người có căn Then mà không chịu làm thì họ sẽ bị căn Then đày đọa về cả thể xác lẫn tinh thần. Nói về căn Then của mình, bà Then Hoàng Thị Kim Dung cho biết “Khi bị căn Then hành hạ, bà thường đi lung tung vào nhà người khác, ra đường ngăn không cho ô tô đi, người ta cho thứ gì cũng nghĩ là người ta cho thuốc độc muốn hãm hại mình…”.

Cũng bị căn hành hạ, nhưng bà Then Nông Thị Cần người cùng xã lại có những biểu hiện khác như “thường mặc quần áo rách rưới đi chợ, rồi bà mua hương về thắp cạnh đường, thắp lên bàn thờ tổ tiên rồi lẩm bẩm khấn…”. Người ta quan niệm, những người hành nghề Then là những người được tổ nghề lựa chọn, họ là “quan dăm” (quan âm), chuyên hành nghề để cứu nhân độ thế.

Tín ngưỡng Then có nhiều nghi lễ, tùy thuộc vào yêu cầu của gia chủ mà thầy Then thực hành nghi lễ đó để giúp gia chủ cầu bình an. Các loại nghi lễ của Then bao gồm: Then cầu an giải hạn, thường diễn ra vào dịp đầu năm; Then nàng hang, thường diễn ra vào dịp Trung thu; Then cúng mụ, diễn ra vào dịp cúng đầy tháng; Then thôi tang; lẩu Then, đây là nghi lễ lớn nhất của nhà Then… Lẩu Then có nhiều loại, lẩu Then khai quang, lẩu Then tăng sắc, lẩu Then khao quân, lẩu Then cáo lão. Một lễ Then, quân Then phải trải qua nhiều cung cửa để đi từ gia đình chủ lễ lên trình diễn Ngọc Hoàng: Thổ công, Thành hoàng, Táo quân, Tổ tiên, Pháp sư, cửa tướng, đường ve sầu, cửa do người làm Then không thành cai quản (khau khắc khau hai), cửa ông Khuông ông Khắc, vượt biển, chợ Tam quang, Ngọc hoàng…

Với rất nhiều nghi lễ như vậy, Then đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Tày và Nùng ở Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Yên, Viện Nghiên cứu Văn hóa “Trải qua nhiều bước thăng trầm, Then vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày như một sự minh chứng cho sức mạnh trường tồn của tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc”.

Đề cập đến vai trò của Then trong đời sống của người Tày, Nùng (và cả người Thái), có người đã từng nói rằng, nếu thiếu Then miền núi cao phía Bắc của Tổ quốc sẽ thiếu đi một cái gì đó hết sức quan trọng, một cái gì đó dường như thuộc về phần hồn của rừng. Đầu năm 2017 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình UNESCO xem xét đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo thegioidisan.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Lễ Tơ Mon của người Bana (26/06/2019)
  • Nghề làm đệm truyền thống của người Thái ở Chiềng Khoang (24/06/2019)
  • Tục “đóng cửa rừng“ của người Mường Thanh Sơn (21/06/2019)
  • Nhà lang trong văn hóa Mường (19/06/2019)
  • Đến Cổng Trời… xem người Mông vẽ sáp ong (17/06/2019)
  • Chuồn chuồn tre – món quà độc đáo của làng quê Việt Nam (12/06/2019)
  • Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na (10/06/2019)
  • Sách lá của người Khùa (04/06/2019)
  • Lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar (31/05/2019)
  • Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng (29/05/2019)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang