11/11/2016 10:57:00 AM
Thương nhớ những khúc hát lời ru

Hát ru như một ký ức tuổi thơ mà không ai có thể quên trong ký ức của mình, qua lời ru của bà, của mẹ hình ảnh vầng trăng, cánh cò, dòng sông, cánh đồng, lũy tre làng. Hát ru còn có chức năng giáo dục, thẩm mỹ cao góp phần hình thành và phát huy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

 Nghệ thuật hát ru

Nghệ thuật hát ru

Bằng những lời ru êm ả tha thiết của bà, của mẹ đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước. Nghệ thuật hát ru và những bài hát ru không chỉ mang tính di sản văn hóa mà còn là nguồn mạch quan trọng, có ý nghĩa nhân văn tiêu biểu của gia đình Việt Nam, là mạch nguồn của sự sống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giáo dưỡng nhân cách hồn nhiên, trong sáng, trọng lẽ phải, trọng đạo hiếu nghĩa cho trẻ từ khi lọt lòng.

Hát ru là một bộ phận nằm trong kho tàng văn học dân gian truyền thống quý giá của dân tộc với rất nhiều ý nghĩa nội dung và giá trị trong đời sống thực tiễn xưa. Hát ru là loại hình văn hóa dân gian phi vật thể có từ lâu đời, được lưu truyền phổ biến trong các dân tộc Việt Nam và thế giới. Với mỗi con người, kí ức sâu đậm về thời thơ ấu chính là lời ru của bà, của mẹ, của chị gắn với những hình ảnh gần gũi và quen thuộc như cái nôi, cái võng, chiếc địu êm trên lưng mẹ. Lời ru ấy như đưa tâm hồn ta đến một chân trời mới, vừa xa lại vừa gần gũi, vừa nhẹ nhàng mà lại đằm thắm thiết tha ấm áp tình người. Hát ru là một nét văn hóa truyền thống của người Việt và của nhiều tộc Việt Nam.

Hát ru góp phần rất lớn trong việc hình thành tính cách và bản lĩnh người, đây là một tài sản văn hóa quý, rất cần được lưu giữ để truyền lại cho đời sau, nhằm góp phần khẳng định tính dân tộc của nền văn hóa. Cùng với ca dao, dân ca, hò vè, hát ru là những hình thái văn hóa, từng khẳng định thế mạnh của cái nôi văn hóa dân gian Việt Nam.

Kí ức và những lời ru

Trước đây đối tượng hát ru thường là bà, là mẹ và là chị. Nhưng hiện nay đa số những đối tượng hát ru chỉ còn là những người bà. Những người mẹ hiện nay do tuổi đời còn quá trẻ nên đa số thường không bết cách hát ru. Thêm nữa những đối tượng hát ru còn là những em học sinh được truyền dạy ở trường học.

Ngày nay, do sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, các loại hình giải trí, nghệ thuật, hát ru có nguy cơ bị mai một trong đời sống hiện đại. Từ thành thị đến nông thôn, hình ảnh người mẹ ẵm con, ầu ơ cất tiếng hát ru ngày một thiếu vắng. Thay vào đó, là những ca khúc có nội dung ca từ không phù hợp trẻ thơ hoặc là những bài hát được thu sẵn trong băng đĩa.

Nhiều bà mẹ không biết hát ru hoặc không thuộc dù chỉ một bài hát ru. Thậm chí, nhiều gia đình vợ chồng trẻ có xu hướng “hiện đại”, ngay từ khi mang thai đến khi nuôi trẻ đã cho con nghe nhạc cổ điển, nhạc không lời với quan điểm giúp trẻ phát triển trí não, thông minh hơn. Mặt khác, trong cơ chế thị trường, do bận rộn công việc, nhiều ông bố, bà mẹ, không có thời gian ru con, muốn con ngủ mau, không ít người tìm mọi cách rung, lắc, hoặc quát tháo làm mất đi tình cảm thân thương, tình mẫu tử cao đẹp trong truyền thống gia đình Việt Nam…

Bởi rằng, những câu hát ru chính là những bài học đầu đời mà các thế hệ mẹ Việt Nam đã truyền lại cho mai sau. Bởi rằng, “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết những lời mẹ ru”.

Tuệ Minh
(Langvietonline.vn)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang