29/02/2020 10:04:00 AM
Thịt treo xào cải nương của đồng bào Tây Bắc

Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.

Đầu xuân, mưa phùn, rét vẫn còn, vùng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc như vẫn còn Tết, lễ hội và lễ cưới nhộn nhịp cả một vùng.

Đám cưới của người Dao ở Hà Giang, nhiều món ngon đặc sắc của đồng bào nhưng người đi dự đám cưới vẫn nhớ nhất món thịt treo xào cải nương ngọt giòn, thơm ngậy của đồng bào. Những chảo rau xào còn xanh nón nóng hổi, đôi tay thoăn thoắt đảo của những người phụ nữ Dao. Thịt treo trên cao chuẩn bị được mang xuống để xào. Đó là những hình ảnh ấn tượng khi lần đầu tiên được dự đám cưới của người Dao ở tận bản làng xa xôi.

Với thịt treo gác bếp đã nổi tiếng từ lâu với vị thơm phức, phần thịt nạc mềm, phần thịt mỡ không hề ngán, dù được chế biến thành các món ăn nào đi nữa.

Ở vùng cao Hà Giang như Hoàng Su Phì, Đồng Văn thậm chí ngay thành phố Hà Giang, ở các xã nhà nào cũng có thịt treo gác bếp. Trong căn nhà gỗ, nhà sàn hay nhà trình tường thì đều không thể thiếu bếp lửa và lúc nào trong nhà cũng đỏ lửa nên thịt treo gác bếp càng ngon và càng để được lâu. Trên bếp là một giàn những dải thịt lợn được treo từ bao giờ, màu thịt đã vàng sém lại. Lửa tí tách cháy, khói hun những dải thịt khô lại thêm. Thịt lợn treo gác được tẩm ướp cầu kỳ trong rượu, muối, một số thứ lá đặc biệt vùng cao.

Thịt treo trên bếp đến khi nào lớp bì vàng cháy lại, lớp mỡ trong suốt thì có thể hạ xuống, nấu sơ qua trong một nồi nước nóng kèm chút gạo rồi chế biến thành các món ăn khác nhau như xào, nấu canh.

Lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải, xào với Măng củ ,xào tỏi nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ.

Rau cải ngoài vườn còn tươi non được nhổ mang vào bỏ lá già, vặt lá non cùng cộng rau. Rửa sạch để ráo nước. Lấy thịt hun khói từ gác bếp xuống cắt miếng vừa ăn, ngâm với nước xôi một lúc rồi mang đi rửa sạch thái thịt thành lát mỏng.

Bếp củi được thổi lửa cháy lớn, bắc chảo lên bếp cho mỡ vào chảo rồi phi tỏi thơm, cho thịt vào đảo cho tới khi ra bớt mỡ, tiếp đó cho rau vào đảo chín tới, cho 1 thìa mì chính, ít hạt tiêu hoặc mắc khén rồi cho ra đĩa. Ăn nóng.

Cũng là món rau xào thịt nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống với bất kỳ món ăn nào khác. Trong cái tiết trời se lạnh của mùa đông, một buổi tối trong ngôi nhà gỗ ấm áp, ngồi quây quần bên bếp lửa, tí tách chén rượu ngô, bát mèn mén, thưởng thức những món ăn từ rau rừng, thịt lợn, lạp xường treo gác bếp với những câu chuyện không bao giờ hết và ngắm nhìn cảnh núi non, thiên nhiên như gần gũi hòa quyện vào lòng người hơn. Đó là những khoảnh khắc mà nhiều người đang kiếm tìm.

Theo langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang