21/10/2021 03:53:00 PM
Rau lồng đèn, dư vị khó quên

Quê tôi nằm dọc bãi bồi ven sông Trà Khúc, nên các loại rau tập tàng mọc nhiều vô kể, song với tôi, món rau lồng đèn (rọ heo) luôn để lại những dư vị khó quên.

 Rau lồng đèn luộc chấm với mắm nêm, giản dị mà nhớ mãi

Lồng đèn có nhiều tên gọi khác nhau: Cây chùm bao, nhãn lồng rừng, rọ heo. Còn ở miền Trung, người dân thường gọi với cái tên mỹ miều là cây lạc tiên. Là loại dây leo thân mềm, thường ra hoa, kết trái vào tháng bảy, tháng Tám, hoa lồng đèn có màu tím, bên trong nhị màu vàng nhạt. Quả lồng đèn có hình tròn, nho nhỏ như trứng cút, khi chín có màu vàng nhạt, bên trong có hạt nhỏ li ti. Nếu ai đó đã một lần thưởng thức quả lồng đèn thì khó quên lắm, cái vị chua chua, ngọt ngọt. 

Bởi vậy mà anh chị em tôi luôn mong ngóng tới mùa lồng đèn, để được tự tay hái nắm đọt và quả non về làm những món ngon, cho mâm cơm quê càng thêm đa dạng. Nhiều quá thì đem đi bán, ngó vậy chứ loại rau dại này lại được săn đón lắm. Cứ mỗi khi ngắt vài bó rau lồng đèn là anh chị em chúng tôi lại thi nhau hít hà vì cái mùi thơm hăng hăng. Cái hương vị rau lồng đèn làm cho biết bao người con xa quê mãi nhớ.

Với rau lồng đèn, cách đơn giản là luộc. Ngọn lồng đèn sau khi hái về, mẹ tôi liền rửa sạch rau với nước muối, để cho ráo nước. Bắc nồi lên bếp, khi nước sôi thì bỏ rau vào luộc, thấy chín tới thì vớt ra, ngâm ngay vào nước đá cho rau có độ giòn, ngọt hơn. Gắp một đũa rau lồng đèn chấm vào nước cá kho tộ hay mắm nêm, đậm đà vị cay của ớt, tỏi, chua của chanh, thì hương thơm hăng hắc của vị thuốc bắc, vị ngọt không thể xen lẫn vào đâu được. Bữa ăn ngon miệng đến lạ!

Ngoài ra, rau lồng đèn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như nấu canh với cá rô đồng. Chọn những con cá rô to bằng hai đến ba ngón tay, chà muối để loại bỏ chất nhớt, đánh sạch vẩy, rửa lại với nước, rồi bắc nước sôi cho gia vị vào. Khi nước sôi cho cá vào luộc chín, vớt cá ra tách lấy phần thịt cá, xương và đầu giã nhỏ lọc lấy nước. Sau đó đổ thịt cá và nước vào, bắc lên bếp để sôi lại, bỏ rau lồng đèn vào, cho thêm ít gia vị là có ngay tô canh cá rô lồng đèn, ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng. Hay rau lồng đèn xào tỏi, làm nộm cùng với tép đồng cũng ngon tuyệt.

Mộc mạc và giản dị, rau lồng đèn đã gắn bó với tuổi thơ tôi mãi  cho đến giờ. Dù xa quê hay sống ở miền đất nào, rau lồng đèn  vẫn luôn để lại trong tôi một ấn tượng khó phai, về những bữa cơm quê đậm nghĩa ân tình.

Đông Hà/ Báo Quảng Ngãi

 

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Những mùa đậu phộng ngày thơ (19/10/2021)
  • Vị quê dân dã (15/10/2021)
  • Thưởng thức món nem lụi chuẩn Huế (12/10/2021)
  • Cá mòi khô chiên giòn (06/10/2021)
  • Tây Bắc mùa quả núc nác (29/09/2021)
  • Mắm cà - món ngon lưu dấu tuổi thơ tôi (21/09/2021)
  • Nhớ món bánh bèo Cù Lao Chàm (16/09/2021)
  • Đậm đà thị kho dưa cải (14/09/2021)
  • Nấm rơm kho tiêu (07/09/2021)
  • Nhớ bánh ống gạo ngày xưa (31/08/2021)
Các tin khác
  • Mát lành canh rong biển (07/06/2023)
  • Ngọt lành món canh cá nấu chua (31/05/2023)
  • Canh cua ngày hè (24/05/2023)
  • Nộm bò bóp thấu (17/05/2023)
  • Canh bầu nấu tôm (10/05/2023)
  • Bâng khuâng hương bưởi (04/05/2023)
  • Ngon lạ giá đậu ván Lý Sơn (19/04/2023)
  • Rau luộc chấm mắm trứng lòng đào (14/04/2023)
  • Nem tôm củ ấu (05/04/2023)
  • Canh khoai mỡ lá gừng non (29/03/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Biểu tượng mẫu hệ trên cầu thang nhà dài của người Gia Rai
Ngọt lành món canh cá nấu chua
Mát lành canh rong biển
Độc đáo nghệ thuật Khèn của người Mông
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang