17/08/2016 10:06:00 AM
Phiên chợ người Mông

Chợ Cao Sơn trước đây họp trên một quả đồi thoai thoải là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao, các loại rau, hoa quả, mật ong.

 Sắc màu chợ vùng cao

Độc đáo phiên chợ vùng cao

Chợ có thể trao đổi bằng hàng hóa, có khi không cần dùng đến tiền, có khi là lợn gà đổi lấy ngựa, có khi là thóc gạo đổi lấy chó mèo. Người dân tộc Mông nói như hát. Hình như đồng tiền ở chợ Cao Sơn không quan trọng lắm. Ở đây, ngoài việc bán các con giống như ngựa con, chó con, lợn con hiền như đá núi, họ trao đổi và tìm bạn.

Tới chợ, du khách có thể mua các mặt hàng hàng thổ cẩm do chính bàn tay của những người phụ nữ nơi đây làm ra , mua các sản phẩm địa phương: vòng nhẫn, lắc bạc xinh xắn của các cô gái người Mông hoặc nghe họ hát mà không phải trả tiền.Bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được mọi người kéo đến cùng tham gia.

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng đó là rượu ngô. Với người H'mông đi chợ là phải say rượu, nếu chưa say thì chưa vui.

Văn hoá chợ phiên

Và cũng ở những phiên chợ, nhiều trai gái đã nên vợ nên chồng. Nhiều đứa trẻ lấm lem, nhem nhuốc cũng tranh thủ ngày nghỉ học, lon ton chạy bộ xuống chợ chỉ để ăn một que kem, một khúc mía, một chiếc bánh rán rồi lại tất tả vượt cả chục cây số đường về nhà. Nhiều gia đình vất vả cả tháng chắt chiu, rồi một phiên xuống chợ… tiêu sạch.Thế nhưng họ rất vui vẻ, mãn nguyện.

Nhiều người trong túi chẳng có đồng nào, trên tay chẳng cắp, dắt thứ gì cũng cứ đi chợ. Đi để mà ngắm nghía, mà nhìn thấy nhau cười nói, ăn uống, để cái tai nghe đủ tiếng vui, tiếng buồn cũng thỏa lòng. Người phụ nữ tranh thủ đi chợ để về còn tước lanh, se sợi, làm nương.Đàn ông đa phần xuống chỉ để uống rượu chứ không quan tâm lắm đến chuyện bán mua

Cuộc sống cứ diễn ra như vậy, thật đơn giản, tự nhiên, không cầu kỳ .Người dân cũng rất đỗi thật thà, chất phác.Họ không biết nói dối, chẳng mấy khi tính toán thiệt - hơn.

Tố Oanh (Làng Việt)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang