23/06/2020 09:41:00 AM
Nhớ món canh tôm rau đắng

Giữa phố đông người, tình cờ nghe bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của cố nhạc sĩ Bắc Sơn, bao nhiêu ký ức tuổi thơ ùa về trong tôi. Nhớ bàn tay ân cần của mẹ nấu bát canh rau đắng với tôm, nhớ mỗi lần bị cảm sốt mẹ vội tìm rau đắng nấu với lá xông hay gội đầu mỗi khi khỏi bệnh.

 Rau đắng nấu canh tôm là món ăn giải nhiệt ngày hè

Ngày đó, cứ sau mỗi trận mưa dông, xung quanh nhà cỏ mọc tua tủa, đặc biệt là rau đắng. Rau có cọng nhỏ, mọc thành luống rậm, xanh mướt, làm dịu mát nắng hè oi ả. Các bà mẹ quê thường dùng loại rau này để chế biến thành thức ăn giải nhiệt.

Làng tôi nằm bên doi đất sông Liên, nên đất ở, vườn nhà pha cát. Sau mỗi trận mưa giông, rau đắng mọc nhiều hơn, xanh non hơn các nơi. Không biết từ bao giờ, mẹ tôi cũng dùng loại rau này để nấu với tôm sông nhằm giải nhiệt trong ngày hè. Món canh mẹ nấu trông đơn giản, nhưng đã gói trọn tình yêu thương của mẹ dành cho gia đình.

Cứ mỗi chiều xuống, các anh trai chuẩn bị nhá (dụng cụ bắt tôm), rổ câu để đi đánh cá, bắt tôm, thì mẹ ở nhà xách rổ ra vườn nhà hái một rổ rau lá đắng. Lá rau non, ngắn, nhỏ không phải lặt bỏ nhiều. Cứ thế mẹ rửa sạch, rồi đem vò để sẵn. Rồi mẹ bắc sẵn nồi nước, phi hành, xào tôm đã giã nát bỏ vào nồi nước. Sau khi tôm chín, mẹ nêm nếm cẩn thận rồi bỏ lá đắng vào.

Trên bếp lửa củi, nồi nước sôi bùng là mẹ bỏ rau đắng vào, sau đó để sôi vài dạo là nhấc xuống bếp, nêm thêm tí bột ngọt. Thế là có nồi canh rau đắng nấu với tôm sông. Vị ngọt của tôm sông mùa nước trong cộng vị hơi nhẫn của rau đắng hòa quyện cùng vị thơm của củ nén được phi với dầu phụng tao tôm tạo nên một mùi vị đặc trưng làm cả nhà ngon miệng. Nồi canh rau đắng của mẹ được ăn sau cùng, nhưng bao giờ cũng cạn nồi.

Từ khi nghe mẹ mách bảo rau đắng ăn giải nhiệt trong ngày hè, tôi cũng tập tành nấu mỗi khi mẹ vắng nhà. Dẫu vậy, món canh tôm rau đắng do tôi chế biến không đậm đà hương vị như mẹ nấu.

Bây giờ, vườn xưa đã phủ bóng rợp cây xanh lâu năm. Sân quanh nhà đã được đổ lớp bê tông tráng nền nên rau đắng không còn nhiều nữa. Giữa phố xá đông người, hôm nay chợt nghe bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, bao nhiêu ký ức thân thương ùa về, làm tôi nhớ đến món rau đắng canh tôm của mẹ ngày nào.


TR.AN/ Báo Quảng Ngãi

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Dân dã bánh dày buổi sớm mai (18/06/2020)
  • Bún vịt của người Tày ở Hà Giang (16/06/2020)
  • Thơm ngon gỏi mít non (11/06/2020)
  • Tôm bạc nướng lá chuối xiêm (09/06/2020)
  • Cá de mát cả mùa hè (04/06/2020)
  • Cá lăng om chuối đậu (02/06/2020)
  • Chà là – miền ký ức của tuổi thơ (26/05/2020)
  • Bánh gối Lý Quốc Sư (21/05/2020)
  • Ngon lạ món gỏi cá mè Cẩm Hoàng (19/05/2020)
  • Phở hồng trên “cao nguyên trắng” (14/05/2020)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang