12/07/2018 08:00:00 AM
Nhớ cá cháy vàm Đại Ngãi … ngày xưa ấy!

Nhâm nhi thứ vảy cá cháy có thoa bơ khi còn trên lửa rồi nhắp một ngụm rượu đế cay nồng chẳng những vảy cá thơm ngon béo bổ không còn món sơn hào hải vị ngoại quốc nào bì kịp, mà còn trị được chứng đau bụng tiêu chảy.

 Cá cháy có thân hơi dẹp, dài, xương mềm và nhiều vảy màu trắng bạc…

Vị học giả quá cố Vương Hồng Sển trong tập hồi ký Hậu Giang Ba Thắc viết năm 1974, có đoạn nói về con cá cháy như sau: Đó là loài cá sống ở biển, lựa mùa gió chướng, đất trời có nhiều sương mù giăng phủ thì vào sông hậu đẻ trứng sinh con.

Chúng chỉ luẩn quẩn từ vàm Tấn (Đại Ngãi) đến Trà Ôn (Trà Vinh) và miệt Cái Côn, Cái Cau vùng Kế sách (Sóc Trăng) chứ không lên xa hơn nữa. Là con cá đặc biệt ngon nhứt xứ Hậu Giang, chài lên khỏi nước là chết ngay không rộng được phút nào. Nhưng thịt cá tươi ngon ngọt vô cùng… Một con cá tươi thì mười cỗ cơm Tàu Chợ Lớn không đổi”.

Theo Đại Nam Quấc âm tự vị của nhà văn hóa Huỳnh Tịnh Của (in năm 1895) thì: “Cá Cháy là một thứ cá to vảy, nhiều xương, bụng đầy trứng”. Trứng cá “ăn ít thấy ngon đến thèm khát, nhưng nếu tham ăn quá nhiều sẽ ngồi đâu trịnh đó”.

Con cá này sống ở biển. Đợi đến mùa gió chướng, nhiều sương mù thì vượt biển vào sông Hậu sinh sản.

Và cũng thật lạ là chúng chỉ quanh quẩn khúc sông từ Vàm Đại Ngãi (xưa gọi là Vàm Tấn) đến Trà Ôn chứ không đi xa hơn. Loài cá này khi chết thịt sẽ mau trương phình, nên ăn cá cháy phải tính tới độ nhanh, nếu chậm trễ sẽ mất ngon.

Cá cháy ở vàm Đại Ngãi thường bắt được vào lúc hừng đông sáng. Và cũng theo lời cụ Vương Hồng Sển: Cá cháy phải ăn một lửa mới cảm hết hương vị của nó. Đem được cá về, nếu đó là cá đực thì cứ để nguyên con nướng trên lửa than riu riu.

Cá gần chín, thoa hai muỗng bơ thứ thiệt vào vảy cho đều trước khi dầm cá vào nước mắm Hòn hay nước mắm Phú Quốc thượng hảo hạng. Nêm ớt tỏi cay thơm tùy thích, ấy là món ăn độc vị tuyệt diệu nhứt trên thế gian; Thưởng thức cá cũng đừng gỡ bỏ vảy.

Nhâm nhi thứ vảy cá cháy có thoa bơ khi còn trên lửa rồi nhắp một ngụm rượu đế cay nồng chẳng những vảy cá thơm ngon béo bổ không còn món sơn hào hải vị ngoại quốc nào bì kịp, mà còn trị được chứng đau bụng tiêu chảy.

Cá nướng ăn chưa hết, để vài giờ sau cho cá thấm nước mắm có tỏi ớt, nếu có sẳn xoài sống bằm vào thì… ngon phải biết! Được cá mái có trứng thì món ngon nhất là kho mẳn một lửa, ăn xổi với bún cọng lớn ở Sóc Trăng. Hoặc kho với nước dừa, nêm vừa miệng, có thể hâm đi hâm lại ăn được lâu ngày.

Cá cháy có ngon mấy khi ăn cũng phải trang nhã do cá cháy nhiều xương lại là xương nhánh đôi, không kỹ là bị mắc xương ngay. Món cá cháy chỉ là món ăn xa xỉ của giới nhà giàu và để dành đãi khách sang. Cách thết đãi khách bằng món cá cháy quý hiếm cũng thể hiện được tính cách phóng khoáng, mến khách đặc trưng của người miền Tây Nam bộ.

Tiếc thay, ngày nay con cá cháy đã biến mất trên sông Hậu mà nguyên nhân vì đâu không ai rõ. Có điều món đặc sản ẩm thực đã trở thành nét văn hóa dân gian một thời, nay chỉ còn trong ký ức và sách vỡ mà thôi.

Thạch Ba Xuyên/ nongthonviet.com.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang