26/02/2018 09:41:00 AM
Người La Chí đu quay trong tết Khu Cù Tê

Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.

 Trẻ em người La Chí thích thú với trò chơi đu quay truyền thống. Ảnh: Thanh Hà

Rộn ràng trò chơi đu quay của người La Chí

Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.

Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội. Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, tung còn, nhảy dây, đánh yến...

Đu quay là một trò chơi mang tính nghi lễ, khi dựng cột đu, thầy cúng phải thực hiện các công đoạn từ dựng cột trụ, lắp thân đu quay, rồi đưa lá cây biểu tượng cho thần rừng chứng kiến, sau đó mọi người mới bắt đầu chơi. Anh Vương Văn Vải thôn Díu Hạ, xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang: “Để dựng được cột đu, dân bản phải vào rừng lựa những cây gỗ chắc (thường là gỗ lim), đường kính 15-18cm”. Sau khi tìm được gỗ, đồng bào tiến hành dựng cột đu, cột trụ được chôn sâu dưới đất từ 0,8 – 1m để đảm bảo an toàn cho người đu. Người La Chí dựng các cột đu với chiều cao khác nhau, cột đu dành cho nam giới thường có chiều cao từ 1,5 -1,8m, chiều cao cột đu dành cho nữ giới thường từ 1,2-1,4m và cột đu dành cho trẻ em thường thấp hơn từ 1m-1,2m.

Người chơi có thể ngồi trên sóng cầu đu hoặc dùng hai tay bám vào sóng cầu đu, áp phần bụng dựa vào sóng cầu đu. Chiếc đu quay theo chiều ngược kim đồng hồ, lúc lên cao, lúc lại hạ xuống thấp nhịp nhàng. Nếu như bên nào không chịu được phải xuống coi như chịu thua. Nếu cả hai bên không có ai bị rơi xuống thì đấy là dấu hiệu cho một năm mới bình an, dân bản làm ăn gặp nhiều may mắn.

 Đồng bào La Chí nô nức chơi đu quay

Giá trị đặc sắc của trò chơi đu quay

Trò chơi dân gian không chỉ giúp đồng bào phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp họ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Chị Vương Thị Lan (Hà Giang) cho biết: “Chơi đu quay thích lắm, lúc thì được bay lên cao, lúc lại nhún xuống thấp. Trên cao được ngắm sự bao la của đất trời, và mọi vật xung quanh, chơi đu còn giúp mạnh khỏe và nhanh nhẹn, khéo léo nữa. Từ xưa trong các lễ hội của người La Chí đều không thể thiếu trò chơi này rồi…”.

Ngoài ý nghĩa thỏa mãn thú vui giải trí của con người, trò chơi đu quay còn biểu hiện quan niệm của người La Chí về con người và vạn vật. Thái độ coi trọng, sùng bái tự nhiên, biết ơn tự nhiên - bởi nhiên đã cho họ tất cả để họ có thể sinh tồn. Mặt khác, trò chơi cũng rèn luyện cho người chơi sự rắn chắc, khỏe mạnh của cánh tay, đôi bàn chân, khả năng giữ thăng bằng cơ thể khi ở trên cao... Những khả năng này rất cần thiết trong các công việc lao động hàng ngày: trèo đèo, lội suối, leo cây cao, hái lá của người La Chí.

Thông qua các trò chơi, mọi người có cơ hội được gặp gỡ nhau, cùng nhau vui chơi. Nam nữ thanh niên có cơ hội được chứng kiến những biệt tài của các chàng trai, cô gái, khiến cho tình cảm lứa đôi được nảy nở, được đắp bồi. Một số nhà nghiên cứu văn hóa La Chí còn cho rằng động tác lên cao hạ xuống nhịp nhàng và xoay tròn của cầu đu còn mang tính giao hoà với đất trời, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe sinh sôi đông đúc.

Mỗi trò chơi dân gian, đặc biệt là các trò chơi thể hiện tín ngưỡng đều có môi trường diễn xướng của nó. Với ý nghĩa nhân sinh biểu trưng và với lòng tự hào quyết tâm bảo vệ bản sắc dân tộc của người La Chí, trò chơi đu quay luôn được đông đảo đồng bào La Chí đón nhận và gìn giữ.

Những trò chơi dân gian truyền thống không những góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của du khách, mà còn góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

Thu Hằng/ langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • 10 linh thú quỳ chầu ở chùa Phật Tích (23/02/2018)
  • Đặc sắc Lễ gội đầu ngày 30 Tết và Ngày hội hoa đào (22/02/2018)
  • Tết xưa qua sách nay (21/02/2018)
  • Trẩy hội đền Cờn xem “bơi chải” (20/02/2018)
  • Du Xuân - Tìm về những lễ hội “đền Bà” (19/02/2018)
  • Lưu giữ ký ức bờ xe nước (16/02/2018)
  • Giá trị văn hóa Việt từ câu thành ngữ “Mồng Một Tết cha - Mồng Hai Tết mẹ - Mồng Ba Tết thầy” (16/02/2018)
  • Về Đông Phan ngắm cây nêu (14/02/2018)
  • Đặc sắc lễ hội quân trên sông Lục Đầu (12/02/2018)
  • Tiếng chuông gọi mùa Xuân (09/02/2018)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang