13/12/2021 04:01:00 PM
Món kho quẹt gợi nhớ làng quê

Kho quẹt là món ăn dân dã của người Nam Bộ. Ngày trước, thời còn gian khó, người quê thường dùng món kho quẹt với cơm trắng và rau luộc qua ngày, đỡ ngán.

Kho quẹt hồi đó chỉ là nước mắm, bột nêm, tóp mỡ và các gia vị có sẵn trên kệ bếp. Bây giờ, món ăn này đã bước sang trang mới, đặc sắc hơn với nhiều nguyên liệu phong phú mà người giàu hay nghèo đều thích. Nào là tôm khô, thịt ba chỉ, tiêu xanh, hành tím, ớt sừng trâu, nước mắm ngon…

Để làm món kho quẹt cũng không quá khó, chỉ hơi rườm rà tí thôi. Ngâm nước ấm cho tôm khô mềm. Tạo một hỗn hợp nước kho quẹt gồm nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, đường, nước lọc sao cho vừa khẩu vị gia đình. Cần nhớ nước mắm dùng kho quẹt phải là nước mắm ngon, bởi nồi kho quẹt ngon hay dở là ở mùi hương đậm đà của nước mắm.  Riêng thịt ba chỉ xắt hình chữ nhật bằng ngón tay út hay hình vuông rồi đem lên chảo phi cho ra dầu. Tách lấy mỡ heo và phần thịt riêng ra.

Đến công đoạn chính của món ăn. Nồi dùng để làm kho quẹt phải lài nồi đất thì mới ngon vì nó thấm gia vị từ từ, quyện hương đất và đặc biệt giữ nóng lâu hơn. Tuy nhiên, nếu không có nồi đất vẫn có thể dùng chảo nhôm thay thế. Đặt nồi lên bếp, cho một ít mỡ heo khi nãy đã ép vào. Đến khi mỡ sôi thì cho hành tím và tỏi băm nhuyễn phi lên dậy mùi hương. Để tôm khô vào xào cho săn lại, sau đó thì đổ hỗn hợp nước kho quẹt vào nồi. Trong quá trình kho, tiếp tục để ớt sừng trâu nguyên trái (hoặc ớt hiểm), tiêu xanh, hành lá để vị cay nồng lan tỏa. Vặn lửa liu riu cho đến khi nồi kho quẹt sắc kẹo lại thì mang phần thịt ba chỉ trộn vào. Nêm nếm lại một lần nữa vừa khẩu vị thì tắt bếp.

 Bất kỳ rau luộc nào hoặc rau sống đều có thể kèm với món kho quẹt. Hương thơm tinh túy của nước mắm, hòa quyện với vị béo của thịt heo, ngọt của tôm khô và cay cay của các gia vị làm nên món ăn ngon miệng. Gắp một miếng rau luộc “quẹt” vào nồi “kho” rồi ăn kèm với cơm, khiến cho vị giác kích thích liên tục. Kho quẹt cũng có thể làm thức nhắm hoặc ăn chơi với khoai lang, cơm cháy.  Ăn cơm với kho quẹt, ngoài việc thay đổi khẩu vị còn là cách giúp ta nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Trần Thái Học/ Báo Bạc Liêu

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Rau dại miền quê (03/12/2021)
  • Cà pháo muối xổi (24/11/2021)
  • Nhớ cơm trắng muối mè của mẹ (19/11/2021)
  • Lạ miệng sa kê chiên giòn (11/11/2021)
  • Bánh đúc làng Dòng - Món quà quê đậm vị đất Tổ (06/11/2021)
  • Chờ những tiếng rao trưa (04/11/2021)
  • Canh cải rô đồng (26/10/2021)
  • Rau lồng đèn, dư vị khó quên (21/10/2021)
  • Những mùa đậu phộng ngày thơ (19/10/2021)
  • Vị quê dân dã (15/10/2021)
Các tin khác
  • Ấm lòng xôi nếp củ mì (29/11/2023)
  • Chuẩn bị cho mùa mưa (22/11/2023)
  • Mắm cá thính kho với sắn mồi (15/11/2023)
  • Bánh xèo làng cổ Lộc Yên (08/11/2023)
  • Thịt xiên nướng Lạng Sơn (01/11/2023)
  • Dẻo thơm gạo nếp vùng cao (25/10/2023)
  • Sáu món ăn tiêu biểu, ngon khó cưỡng của ẩm thực Thừa Thiên-Huế (18/10/2023)
  • Cá móm kho khế (11/10/2023)
  • Nấm đậu xúc bánh đa (04/10/2023)
  • Vị quê hương (27/09/2023)

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Kỳ công nghề nhuộm chàm truyền thống của đồng bào Mông ở Lai Châu
Ấm lòng xôi nếp củ mì
Người Sán Dìu ở Tuyên Quang giữ gìn điệu Soọng cô
Chuẩn bị cho mùa mưa
Làng nghề chằm nón lá Long Hồ - giữ hồn văn hóa làng quê
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang