30/05/2018 08:21:00 AM
Làng nấu mía đường trăm năm

Nà Rọ là ngôi làng duy nhất ở xã Song Giang, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn còn giữ được nghề làm mía đường đã gần 100 năm. Nghề làm mía đường tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập khá cho bà con nơi đây.

Mồ hôi trên ruộng mía

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, bà con làng Nà Rọ lại bắt đầu ra quân trồng mía. Để đến tầm tháng 11 thu hoạch làm mẻ mía đường phục vụ nhu cầu Tết. Chị Vi Thị Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Giang cho hay: Nghề trồng mía để làm đường phên bằng phương pháp thủ công đã có mặt ở đây gần trăm năm. Hiện trong xã chỉ còn mỗi làng Nà Rọ vẫn làm. Mỗi năm trồng một vụ mía. Bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 11 được thu. Thu xong lại lấy ngọn giâm xuống đất cho mùa sau.

 Thành phẩm cuối cùng là những miếng đường phên được đóng thành miếng

Theo nhiều người cao niên trong làng, nghề trồng mía làm đường phên của làng vẫn còn tồn tại vì được khách hàng ưa chuộng. Làm tới đâu bán được tới đó. Chị Hứa Thị Miện, thôn Nà Rọ cho biết: Mía được trồng ít nhất qua 11 tháng nên có độ ngọt sắc, nấu sẽ cho ra những mẻ đường ngon và chất lượng. “Trồng mía, thu hoạch nghe tưởng đơn giản nhưng cũng lắm công đoạn. Đất trồng mía phải là đất cát thì mía mới ngọt, mềm và ít sâu. Nếu trồng trong vườn, đất quá tốt, cây mía sẽ bị xanh, khi ăn sẽ có vị hăng. Mía sau khi trồng cần được bón phân định kỳ, hạn chế bón phân đạm vì chỉ tốt cây, đẹp lá mà mía không ngọt. Cần vun gốc cao và vun rộng ra để mía không đổ. Nếu vun không cao thì sau một đợt mưa kèm chút gió sẽ làm đổ rạp hết cả vườn, mía sẽ không ngọt làm giảm chất lượng đường, vì vậy công đoạn này rất mất công và nặng nhọc. Tháng 10 âm lịch là thời điểm nên bóc lá mía để thân mía lộ ra gặp nắng, như vậy cây mía mới ít sâu, bóng và có màu đẹp” - chị Miện chia sẻ.

Theo chị Miện, để chặt lấy ngọn mía làm giống cũng phải có kinh nghiệm, vì nếu chặt sát thân quá thì sẽ già và rất phí vì phần già sẽ không mọc chồi hoặc khi mọc, chồi sẽ không to và mập; còn nếu lấy non quá thì ngọn sẽ hỏng, không mọc được chồi. Ngọn mía sau khi chặt sẽ được đem cắm xuống đất ẩm, nếu khô quá phải tưới nước thường xuyên.

Tạo ra những phiến đường chất lượng

Những cây mía mập, sáng bóng sau khi thu hoạch về được cho vào máy ép để lấy nước. Trước đây, bà con vẫn sử dụng công cụ thô sô, mía được ép bằng cách cho kẹp giữa hai khúc gỗ to được cố định bằng trục và dùng sức trâu để kéo. Vài năm trở lại đây người dân mới góp tiền để mua chung máy ép mía nên đỡ vất vả hơn.

Khoảng những năm 1997 - 2000, rất nhiều hộ đã bỏ nghề vì giá đường phên thấp, củi phục vụ cho nấu mía đường cũng ngày một cạn kiệt. Nhưng nhiều hộ vẫn tiếp tục duy trì. Gia đình chị Vi Thị Nhung là một trong những hộ vẫn giữ nghề. Chị Nhung cho hay: Làm nghề nấu mía đường không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, dụng cụ dùng để đun nấu đơn giản, nhưng phải mất nhiều thời gian và phải có nhân lực. Trước đây khi chưa mua được máy ép mía, phải sử dụng công cụ ép mía thô sơ, dùng sức người hoặc trâu kéo mất nhiều thời gian. Nhưng từ khi mua được máy ép mía chạy bằng đầu nổ nên cũng đỡ vất vả.

Chị Vy Thị Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Giang cho biết: Song Giang là một xã nghèo thuần nông, người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã hiện nay, có Nà Rọ là làng còn lưu giữ và phát triển nghề trồng mía làm mía đường bằng phương pháp thủ công. Tại đây bà con trồng chủ yếu hai loại mía, gồm mía bán cả cây để ép lấy nước giải khát và loại mía chuyên để ép lấy nước nấu thành đường phên. Hiện nay, trong thôn các gia đình đều trồng loại mía làm đường với tổng diện tích 2 ha.Nước mía sau khi ép sẽ được nấu trong thời gian dài để cô đặc lại thành mật đường. Sau hơn 5 giờ đồng hồ đun với lửa to sẽ cho ra thành phẩm là mật mía có màu vàng đẹp mắt, ngọt thanh. Làm mía đường là công việc đòi hỏi người làm có kinh nghiệm lâu năm và sức khỏe để có thể nhấc được những chảo đường mật nóng hổi từ trên bếp xuống. Người nêm nếm đường phải là người có kinh nghiệm vì nếu lấy đường non thì khi đổ vào khuôn đường sẽ không thành miếng; còn nếu để quá già đường sẽ dễ bị cháy. Một mẻ đường thường có khối lượng khoảng 50 kg, bán với giá dao động 35.000 - 40.000 đồng/kg. Với chất lượng tốt và giá thành vừa phải, đường phiên ở Nà Rọ làm ra đều bán rất chạy, giúp cho các hộ dân tiếp tục duy trì được nghề trồng mía và làm đường.

An Đồng/ langvietonline.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Độc đáo làn điệu dân ca Ca Dong (28/05/2018)
  • Trang sức bạc - Đồ thách cưới của cô dâu Dao Tiền (24/05/2018)
  • Độc đáo làng nghề chế tác từ đá ong (22/05/2018)
  • Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Chợ Mới (17/05/2018)
  • Tóc mây sơn nữ (16/05/2018)
  • Thập tam trại và Lễ hội làng Lệ Mật (16/05/2018)
  • Xa quê lại nhớ cá chuồn mít non (15/05/2018)
  • Vang danh làng mộc Quỳnh Hưng (14/05/2018)
  • Nét duyên Quan họ xưa và nay (11/05/2018)
  • Dấu ấn Phật giáo trong văn hóa Việt Nam (09/05/2018)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang