Giải thích thành ngữ - tục ngữ

Nhanh như cắt

15/12/2011 08:49 Nhanh như cắt

Cắt: Loài chim dữ, cánh có lông cứng và nhọn, bay nhanh, hay đánh loài chim khác. Còn có câu: Nhanh như bay Nhanh như điện Nhanh như sói Nhanh như tên bắn.

Mỗi cây mỗi hoa

08/12/2011 09:31

Thực tế, cây nào hoa ấy là do tạo hóa sinh ra. Nói một cách giản dị là “cây nào hoa ấy”, “chẳng hoa nào giống hoa nào”. Từ đó, suy ra vế hai “mỗi nhà mỗi cảnh”, không mấy ai giống ai.

Của người phúc ta

01/12/2011 09:12

Nghĩa bóng: Ban phát hay sử dụng tiền bạc, đồ vật của người khác để lấy ơn cho mình. Câu gần nghĩa: Lấy xôi làng đãi ăn mày.

Tương cà gia bản

22/11/2011 14:18

Tương là loại nước chấm làm bằng đỗ, cà là thức ăn dễ làm đối với nông dân. Người nông dân coi những thức ăn này làm cơ bản trong sinh hoạt. Vì thế, mới có câu: “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”. Ý nói: Cuộc sống, ăn uống thanh đạm, không cao lương mĩ vị, nhưng bền chắc, lâu dài.

Nước mắt cá sấu

16/11/2011 09:20

Khi nuốt con mồi xong, cá sấu thường thải ra một lượng muối thừa qua khóe mắt. Lượng muối đó dễ bị nhầm với nước mắt. Thành ngữ hàm ý: Khóc lóc giả dối, vờ vịt che đậy dã tâm của mình, hòng giấu bộ mặt thật.

Thuốc đắng dã tật

11/11/2011 14:35

Thuốc trị bệnh có nhiều vị, tất phải có vị đắng. Vị đắng khó uống hơn vị ngọt, nhưng tan bệnh. Còn vị ngọt đánh lừa cái lưỡi chứ không khỏi bệnh được. Ý nói: Thuốc có vị đắng mới trị lành được bệnh.

Cháy nhà mới ra mặt chuột

08/11/2011 08:56

Sự kiện cháy nhà làm cho chuột lộ mặt là một hiện thực làm cho người dễ nhận biết. Cũng từ hiện thực này mà suy ra theo hàm ý của thành ngữ là: Nhân khi có biến cố mới phát hiện ra tung tích của kẻ xấu, kẻ phá hoại, bộc lộ bộ mặt thật của kẻ giả nhân giả nghĩa.

Cá không ăn muối cá ươn

01/11/2011 09:34

Tự phụ, tự cao, cái bệnh ấy khác gì cá không ăn muối (ướp muối). Lắng nghe theo lời người trên, làm theo cái phải ấy là người biết. Cha ông đúc rút kinh nghiệm quả là tài tình.

Cá hóa rồng

12/10/2011 08:34

Con Rồng là truyền thuyết, là sự tưởng tượng của dân gian, cho rằng nó từ cá chép mà thành. Rất có thể từ một truyền thuyết mà có câu chuyện trên, rồi từ chuyện đó mà nên thành ngữ “cá chép hóa rồng” để răn dạy sự học hành, thi tài của người đời, nếu chịu khó, quyết tâm sẽ thành đạt, trở nên danh giá…Tuy nhiên cũng có kẻ may mắn, gặp thời mà “lên xe xuống ngựa”, nhưng phải nhớ rằng gốc gác, cội rễ của mình cũng chỉ từ sự bình thường mà nên. Chớ lấy cái danh giá của hiện tại mà coi thường người khác.

Cá chuối đắm đuối vì con

29/08/2011 09:57

Cá chuối: Một loài cá nước ngọt (còn có nơi gọi là cá quả, cá lóc) rất chăm con. Nghĩa bóng: Cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình vì con cái. Còn có câu: Cá chuối đắm đuối về con.

Niêu cơm Thạch Sanh
Thành ngữ tục ngữ: Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ tục ngữ: Cạn tàu ráo máng
Lòng vả cũng như lòng sung
Ông chẳng bà chuộc
Hàng tôm hàng cá
Há miệng chờ sung
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang

Thông tin về danh sách luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài 19/01/2024