19/02/2018 08:00:00 AM
Du Xuân - Tìm về những lễ hội “đền Bà”

Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, lễ hội là dịp tri ân tổ tiên, dịp để mỗi chúng ta tích lũy những tri thức mới, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của quê hương, đất nước mình. Đặc biệt với những lễ hội “đền Bà” được tổ chức suốt dọc dài Tổ quốc: Đất Mê linh chí khí Hai Bà Trưng vẫn mãi mãi trường tồn, hay bà Triệu phất cờ khởi nghĩa, đến Đô đốc Bùi Thị Xuân đã trở thành huyền thoại trong lịch sử nước nhà.

Đầu năm viếng Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một di tích lịch sử đậm màu sắc văn hóa tín ngưỡng. Hàng năm, những người kinh doanh, làm ăn buôn bán rất có lòng tin vào việc đi lễ đền Bà Chúa Kho trong dịp đầu năm để đi vay vốn làm ăn hoặc tín khách đến xin lộc rơi, lộc vãi. 


Lễ hội đền Vua Bà (Bắc Ninh)
 

Lễ hội đền Vua Bà là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất tại làng Diềm, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh. Hội đền Vua Bà cũng là hội Quan họ duy nhất trong vùng Quan họ, bởi đây là lễ hội Thuỷ tổ Quan họ. “Thủy tổ quan họ làng ta/ Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra/ Xưa nay nam nữ trẻ già/ Ai mà ca được ắt là hiển vinh”. 

Hội đền Vua Bà được tổ chức vào các ngày mùng 6, 7 tháng Hai âm lịch. Xung quanh khu vực lễ hội, người dân địa phương và du khách được thưởng thức và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi động như: đu tiên, chọi gà, thi đấu cờ tướng, cầu lông… Trong đó, đặc sắc và nổi bật nhất là các hình thức hát Quan họ: dưới thuyền Rồng, trong Đền Vua Bà, Đền Cùng, trên sân khấu trung tâm lễ hội, trong các gia đình… Đây là một lễ hội hết sức độc đáo, không chỉ mang tính địa phương mà còn là cơ sở để bảo tồn những làn điệu quan họ - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Đền Bà Tấm

Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội đền Bà Tấm trước đây được tổ chức ba ngày từ ngày 19 đến ngày 21 tháng Hai âm lịch, hội có quy mô lớn, không phải chỉ có Dương Xá tổ chức mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm 9 xã từ Phú Thị cho tới Văn Lâm - Hưng Yên) cùng tham dự.

Trong những ngày hội, ngoài đám rước trọng thể, các trò chơi truyền thống, thượng võ đã cuốn hút động đảo nhân dân địa phương tham dự.

Hội đền Hai Bà Trưng

Tương truyền, sau khi Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát đã hóa thành tượng đá, trôi đến Thăng Long thì rẽ nước nhô lên. Nhân dân xã Đồng Nhân đưa về lập đền thờ. Hàng năm mở hội đền vào ngày 6 tháng Hai âm lịch để ghi nhớ ngày đón tượng từ sông lên. Lễ hội có rước kiệu Hai Bà và múa đèn. 

 

Lễ hội tái hiện lại truyền thống anh hùng của các Liệt nữ, làm sống dậy khí thế sục sôi đánh đuổi quân thù, đánh đổ ách đô hộ của nhà Hán, khơi lại mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền bà Lê Chân

Vào ngày 8 tháng Hai âm lịch hàng năm, cư dân miền biển Hải Phòng và du khách thập phương náo nức về dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Cảng để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của nữ tướng Lê Chân - người đã khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay. 

 

Lễ hội đã phần nào đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân địa phương, góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân đối với quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và trên toàn đất Việt.

Lễ hội đền Bà Đế

Được biết đến như một địa chỉ du lịch tâm linh, tín ngưỡng, đền Bà Đế được nhiều người lựa chọn là điểm đến đầu năm cầu tài, lộc và may mắn. Mỗi năm khi Tết đến, Xuân về, ngôi đền dưới chân núi Độc lại thu hút hàng vạn lượt du khách tới dâng hương, dự hội.

Lễ hội được tổ chức từ ngày 19 đến hết ngày 24 tháng Hai âm lịch, trong một không gian rộng từ đền đến lăng rồi về đình làng. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò “Ngư - Triệu giao quân”, hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng...

Lễ hội đền Bà Triệu

Hàng năm, từ ngày 21 đến 23 tháng Hai (âm lịch), nhân dân thập phương lại đổ về cùng với nhân dân làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) tham gia lễ hội. Lễ hội đền Bà Triệu là một trong những lễ hội truyền thống - di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của nhân dân trải qua nhiều thế hệ. 

 

Ngoài phần lễ thì trong phần hội không có trò diễn dân gian mà chỉ có hội trận tại đình làng Phú Điền, đây là linh hồn của các hoạt động lễ hội, bởi nó khơi dậy, liên tưởng đến hào khí chống quân Ngô của Bà... Vào ngày hội, làng tự chia làm hai xóm, lấy ngôi đình lớn ở giữa làng làm ranh giới, phía Bắc gọi là xóm trên, phía Nam gọi là xóm dưới. Trai tráng của hai xóm với hàng trăm người từ 18 đến 45 tuổi chia thành hai phía quân tham gia tập trận chơi trò “Ngô - Triệu giao quân”.

Các lễ hội “đền Bà” không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, mà lễ hội còn hướng con người tới “cái thiêng”, gắn kết cộng đồng, có sức hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội, trở thành nhu cầu, khát vọng của nhân dân, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, bắt dễ sâu trong cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Trong kho tàng văn hóa Việt Nam từ xưa đã truyền tụng câu ngạn ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” để tôn vinh chí khí của những bậc nữ lưu đất Việt, làm rạng ngời truyền thống anh hùng, bất khuất dân tộc hàng năm các lễ hội đền Bà.
 

Khánh Huy/langvietonlien.vn

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang