31/07/2017 10:56:00 AM
Độc đáo nghi lễ đặt tên cho trẻ của người La Hủ

Đối với đồng bào La Hủ, cái tên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chu kỳ vòng đời của mỗi con người. Vì thế, tập tục đặt tên cho trẻ mới sinh được người La Hủ tiến hành sau 3 ngày đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Tập tục này cũng có một số kiêng kị nhất định.

 Sau 3 ngày được sinh ra, đứa trẻ được làm lễ đặt tên

Khi đứa trẻ được sinh ra, 2 mẹ con phải nằm trong buồng, cạnh nơi ngủ cũ, không được nằm trên giường của 2 vợ chồng. Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày gia đình phải làm lễ cúng tổ tiên để đặt tên cho con. Trong vòng 3 ngày đó nếu gia chủ có khách tới chơi họ có thể mời vị khách này đặt tên cho đứa trẻ.

Để thực hiện nghi thức đặt tên cho trẻ gia chủ chuẩn bị một con gà, 1 chai rượu để cúng tổ tiên, cầu cho đứa trẻ mới sinh gặp nhiều may mắn với tên gọi của mình. Tên của đứa trẻ được căn cứ vào ngày sinh và giới tính của đứa trẻ. Trừ trường hợp đứa bé sinh vào ngày hổ và ngày khỉ, những ngày còn lại thường được dùng làm tên đệm cho trẻ. Ví như đứa trẻ ấy sinh vào ngày rắn (lò nhi) tên đệm của đứa bé sẽ là Lò.

Về nghi thức đặt tên theo giới tính với bé trai, tên phổ biến nhất là Xá (to) hoặc Hừ (đẹp) còn đối với bé gái tên phổ biến nhất là Xó hoặc Pớ (đây là những cái tên biểu thị cho sự may mắn. Ví dụ, nếu đứa trẻ là con trai thì đặt tên là Phí Xè (Phí là chỉ ông thầy cúng; còn Xè là thuộc những từ chỉ gọi con trai); nếu đứa trẻ là con gái thì đặt là Phí Nu (Phí cũng là chỉ thầy cúng; còn Nu là tên thường gọi của người phụ nữ).

Một số gia đình La Hủ nhờ thầy cúng đặt tên cho con. Khi đó, đứa trẻ sẽ mang tên thầy cúng. Vì thầy biết xua đuổi tà ma, giúp đứa trẻ mạnh khỏe, mau lớn. Người La Hủ cũng quan niệm lễ đặt tên cho trẻ chỉ tiến hành trong buổi sáng mà không kéo dài sang chiều.

Sau nghi lễ đặt tên, mọi người tham dự lần lượt đến buộc chỉ vào tay của sản phụ và đứa trẻ để chúc mừng, cầu cho 2 mẹ con sức khỏe.

Sau 3 đến 4 tháng nếu đứa trẻ hay khóc hoặc ốm yếu, gia chủ có thể tiến hành làm lễ đặt lại tên. Kể cả khi đứa trẻ lên 4 hoặc 5 tuổi mà vẫn chậm lớn hoặc biếng ăn thì gia chủ cũng có thể thay tên một lần nữa. Các tên gọi sau khi đặt lại không cần tuân theo nguyên tắc ban đầu.

(Theo Gia Khánh/ Làng Việt)

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang