19/03/2019 02:12:00 PM
Dẻo thơm nếp lam Khe Kèm

Người ta vẫn hay nói nếu chưa đến thác Kèm chưa phải đến Con Cuông, Nghệ An, đến thác Kèm chưa thưởng thức cơm nếp lam sau khi tắm thác thì quả là điều đáng tiếc.

Để làm được một mẻ cơm lam ngon được người ăn tấm tắc rất kỳ công. Người Thái Con Cuông cũng phải có những bí quyết riêng để du khách đến ngắm thác Khe Kèm, thưởng thức cơm lam mãi nhớ.

Trước tiên nếp thơm phải được đãi sạch cho vào chậu nhôm ngâm một buổi cho nở ra. Khi ngâm có cùi dừa thái sợi chỉ, ngâm nước cốt dừa cho nếp thấm, đổ ra thúng cho ráo nước. Ống để lam nướng được chặt từ cây nứa non trong rừng, về chặt từng lóng một, nếu chặt ống già khi nướng lửa sẽ bị vỡ.

Đến khâu đong gạo cũng phải thật khéo léo, đong gạo nếp đã ngâm vào khoảng một phần hai ống, cho một nhúm muối nhỏ vào, rót nước đẩy hai phần ba ống. Có một số vùng bà con dùng lá chuối rừng non, cuộn tròn cho vào lót thành ống nứa.

Sau đó dùng lá chuối nút đầu ống và lam ống nứa non trên than hồng, không hơ trực tiếp vào lửa, có thể cháy ống nứa mà cơm chín không đều. Xoay trở ống nứa cho nóng đều, sém dần, khi nước trong ống nứa sôi cạn tỏa mùi thơm phức, ống nứa sém đều là cơm đã chín.

 Nếp đong khoảng 1/2 ống nứa, sau đó đổ nước trước khi đem nướng. Ảnh: Tường Vi

 Lam cơm không được lam trực tiếp trên bếp lửa. Những ống cơm được đặt cạnh bếp lửa đỏ cho chín dần, xoay đều, phải mất đến 1 tiếng rưỡi đồng hồ mới chín một mẻ cơm thế này. Ảnh: Tường Vi


 Ống cơm lam sau khi hơ cạnh bếp lửa sau đó mới hong nướng trên than củi cho khô hẳn. Ảnh: Tường Vi

Đưa ống cơm lam ra chờ cho giảm độ nóng, mở nút lá chuối, lấy dao khứa miệng ống ra thành từng thanh nhỏ khoảng 1cm. Dùng dao chẻ bóc lớp vỏ tinh (cật) ở bên ngoài để lại lớp vỏ giấy.

Khi khách thưởng thức cơm lam chỉ cần dùng tay bốc lớp vỏ giấy như bóc chuối, những thỏi cơm lam thơm nồng, mùi thơm của ống nứa non, lá chuối rừng non, nước khe Kèm chấm với muối vừng lạc tạo thành mùi vị đặc trưng ăn dẻo và ngon miệng.

Nếu bạn muốn ăn cơm nếp lam sém và nóng thì chỉ cần lam lại ống khi đã được bóc hết lớp vỏ tinh, lớp vỏ giấy tuy sém nhưng vẫn “an toàn” vì bên trong còn lớp vỏ chuối rừng bao bọc.

Cơm nếp lam ăn với cá mát nướng thì được ví như "gái giòn gặp được trai tân" vậy. Riêng tại thác Kèm thì khách thường thưởng thức cơm lam cùng với gà nướng, nộm hoa chuối rừng. Mỗi ống cơm như vậy có giá 20.000 đồng.

Vào ngày hè, nhiều trẻ em cũng đã tranh thủ học cách làm cơm nếp lam từ bố mẹ vì đây không chỉ là món ẩm thực của người Thái mà còn là cách để các em giúp bố mẹ kiếm thêm thu nhập vào mùa du lịch.

Tường Vi/ Báo Nghệ An

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Lẩu gà lá é - Đặc sản phố núi Đà Lạt (15/03/2019)
  • Ăn lươn xứ Nghệ quên lối về (12/03/2019)
  • Canh gà lá giang (07/03/2019)
  • Về xứ võ thưởng thức bún song thằn (05/03/2019)
  • Chả cá mối Hạ Long (28/02/2019)
  • Bánh xèo tôm nhảy Quy Nhơn: Ăn là nghiền (26/02/2019)
  • Bánh hột xoài: Dân dã hồn quê (21/02/2019)
  • Tương tư... hoành thánh (19/02/2019)
  • Bánh in ngày cũ (12/02/2019)
  • Tôm khô củ kiệu chua (06/02/2019)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang