19/11/2020 04:24:00 PM
Dân dã bún riêu cua đồng

Mỗi mùa mưa lũ về cũng là thời điểm thuận lợi để người dân xã Tam Xuân 2 (Núi Thành, Quảng Nam) quê tôi đi săn cua đồng. Không chỉ có thêm nguồn thu nhập, mẹ tôi còn tranh thủ chế biến nhiều món ngon từ cua, đặc biệt là bún riêu.

 Tô bún riêu cua nóng hổi đem lại hương vị ngon miệng mỗi khi thưởng thức

Khi trời vừa chập tối, trên các đồng ruộng ở quê tôi thêm tiếng rộn ràng của trẻ con, người lớn với những ánh sáng trắng từ đèn pin loang loáng khắp nơi để hành nghề săn cua đồng mùa nước nổi. Mặc dù các đồng ruộng vào mùa mưa đều lớn nước nhưng lại mát lạnh nên cua đồng thường chui ra khỏi hang để đi tìm mồi vào ban đêm rất nhiều. Tranh thủ trời vừa nhá nhem tối, ba tôi thường men theo dọc các bờ ruộng và giữa đám để soi bắt cua. Cua đồng săn về không chỉ bán kiếm tiền mà còn để mẹ tôi nấu bún riêu cua rất ngon. Theo kinh nghiệm của mẹ thì cua đồng vào mùa này không bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật, con nào con nấy to mập, gạch nhiều, có con mới lột vỏ nên mềm, béo ngậy, chế biến món gì cũng ngon.

Cua sau khi được ba bắt về mẹ không vội làm mà rộng cua trong chậu nước sau một đêm để cua nhả bùn đất và sáng mai bắt đầu vặt sạch mai, yếm, càng, chân để ráo và tách lấy gạch cua để riêng vào một cái chén nhỏ. Xong phần sơ chế cua đồng, mẹ chuẩn bị và làm sạch các nguyên liệu khác kèm theo như rau mùi, cà chua, thịt heo ba chỉ, tôm khô, trứng gà, mắm tôm, mẻ chua, đậu phụ rán… Khi đã hoàn tất các công đoạn làm sạch cua và các nguyên liệu cần thiết, mẹ bắt đầu giã nhuyễn cua. Sau đó, cho lượng nước vừa phải, ít muối bột và nguyên liệu cua đã giã vào cái tô to để ray vài lần lấy phần nước cua. Mẹ nói cua giã khi nấu sẽ ngon hơn, thịt cua sẽ được giữ lại nhiều. Tiếp theo mẹ lấy gạch cua bỏ vào nồi nước đang đun sôi để gạch cua kết dính lại và không bị nát sau đó vớt ra tô. Một cái nồi khác mẹ phi hành tím, cà chua thêm một muỗng mắm tôm và các gia vị khác để tạo màu và mùi thơm, liền tay đổ nước lọc cua vào và đun sôi.

Trong thời gian chờ đợi nước cua sôi, mẹ tranh thủ ngâm tôm khô vào chút nước ấm cho mềm rồi đem xay nhuyễn. Cho thịt xay, trứng gà, tôm xay, hành tỏi băm nhỏ và ít hạt nêm rồi trộn đều. Dùng thìa múc từng phần nhỏ hỗn hợp vừa trộn cho vào nồi nước riêu đang sôi. Chả chín nổi lên mặt nước thì cho đậu phụ rán, gạch cua đã chín vào. Khi nào gần ăn, cho giấm bỗng và tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình.

Xong mọi công đoạn chế biến nước lèo riêu cua, chỉ còn cho rau sống, bún tươi vào tô và chan nước lèo, rắc thêm ít hành tím khô đã phi dầu, tiêu bột lên trên mặt tô bún nóng hổi và bắt đầu thưởng thức rất tuyệt vời. Với tôi, món ngon của mẹ theo suốt nỗi nhớ, trở trời lại dậy lên ngập tràn ký ức…

Như Quỳnh/ Báo Quảng Nam

 Ý kiến của bạn |   Gửi tin qua E-mail |   Bản để in
Tin liên quan
  • Cá lóc nướng trui (17/11/2020)
  • Nhớ món khoai xéo của mẹ (11/11/2020)
  • Bánh đậu xanh Rồng vàng (05/11/2020)
  • Dân dã rau nghệ quê nhà (03/11/2020)
  • Hương bứa mùa thu (28/10/2020)
  • Thịt đông - Món ăn độc đáo ngày rét của miền Bắc (26/10/2020)
  • Nhớ về dầu phụng, dầu dừa (22/10/2020)
  • Mùa mưa nhớ món cá đồng (20/10/2020)
  • Món quê mùa nước nổi (15/10/2020)
  • Giòn thơm cá cháo (13/10/2020)
Các tin khác

Video

Dấu ấn Việt Nam: Bác Hồ và sự trong sáng của tiếng Việt | VTV4
Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
Nhãn lồng Hưng Yên
Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống
Bánh Cáy làng Nguyễn - đặc sản quê lúa Thái Bình
Cổng làng nơi lưu giữ hồn quê
Nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam bộ
Về thăm làng nghề lụa Tân Châu
Gốm Phù Lãng - Vẻ đẹp mang tên “hồn quê”
Lễ hội Ok Om Bok - sức mạnh kì diệu của Thần Mặt trăng
Muối Cồn Cù chắt chiu từ vị mặn của biển
Lễ hội Nghinh Ông đình Thần Thắng Tam - Nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân biển
Độc đáo thuyền thúng Phú Mỹ
Thắng cảnh bạn thích nhất?
Vịnh Hạ Long
Phong Nha - kẻ Bàng
Cát Bà
Đảo Phú Quốc
Fanxipang